Cho ∆ABC nội tiếp đường tròn (O;R) đường kính BC. Gọi H là trung điểm của AC. Tia OH cắt đường tròn (O) tại M. Từ A vẽ tia tiếp tuyến Ax với đường tròn (O) cắt tia OM tại N.

a) C/m: OM//AB

b) C/m: CN là tiếp tuyến của đường tròn (O)

c) Giả sử góc B có số đo bằng 60°. Tính diện tích ∆ANC.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
10 tháng 11 2023 lúc 13:48

a: Xét (O) có

ΔABC nội tiếp

BC là đường kính

Do đó: ΔABC vuông tại A

=>AB\(\perp\)AC

mà OM\(\perp\)AC

nên OM//AB

b: ΔOAC cân tại O

mà OM là đường cao

nên OM là phân giác của \(\widehat{AOC}\)

Xét ΔOAN và ΔOCN có

OA=OC

\(\widehat{AON}=\widehat{CON}\)

ON chung

Do đó: ΔOAN=ΔOCN

=>\(\widehat{OAN}=\widehat{OCN}=90^0\)

=>CN là tiếp tuyến của (O)

c:

Xét (O) có

\(\widehat{ABC}\) là góc nội tiếp chắn cung AC

Do đó: \(\widehat{AOC}=2\cdot\widehat{ABC}=2\cdot60^0=120^0\)

Xét ΔBAC vuông tại A có \(sinABC=\dfrac{AC}{BC}\)

=>\(\dfrac{AC}{2R}=sin60=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)

=>\(AC=R\sqrt{3}\)

ΔOAN=ΔOCN

=>NA=NC(1)

Xét tứ giác OANC có

\(\widehat{OCN}+\widehat{OAN}=90^0+90^0=180^0\)

nên OANC là tứ giác nội tiếp

=>\(\widehat{AOC}+\widehat{ANC}=180^0\)

=>\(\widehat{ANC}=180^0-120^0=60^0\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra ΔNAC đều

=>\(S_{NAC}=\dfrac{AC^2\cdot\sqrt{3}}{4}=\dfrac{\left(R\sqrt{3}\right)^2\cdot\sqrt{3}}{4}=\dfrac{R^2\cdot3\sqrt{3}}{4}\)


Các câu hỏi tương tự
hongngoc
Xem chi tiết
Phạm Khánh Huyền
Xem chi tiết
Trung Anh Nguyễn
Xem chi tiết
pham ha trang
Xem chi tiết
Trần Mai Anh
Xem chi tiết
dang ha
Xem chi tiết
Thanh Huyền trần
Xem chi tiết
Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
123 nhan
Xem chi tiết