Đỗ Gia Hiển

: Cho ∆ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của cạnh BC. a) Chứng minh : AM ⊥ BC b) Từ M vẽ MH ⊥ AB và MK ⊥AC. Chứng minh BH = CK. c) Từ B vẽ BP ⊥ AC, BP cắt MH tại I và cắt MA tại O. Chứng minh ∆IBM cân và CO // MH.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
25 tháng 6 2021 lúc 13:15

c) Ta có: ΔHBM vuông tại H(gt)

nên \(\widehat{HBM}+\widehat{HMB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

hay \(\widehat{ABC}+\widehat{IMB}=90^0\)(3)

Ta có: ΔPBC vuông tại P(gt)

nên \(\widehat{PBC}+\widehat{PCB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

hay \(\widehat{IBM}+\widehat{ACB}=90^0\)(4)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

nên \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy)(5)

Từ (3), (4) và (5) suy ra \(\widehat{IBM}=\widehat{IMB}\)

Xét ΔIBM có \(\widehat{IBM}=\widehat{IMB}\)(cmt)

nên ΔIBM cân tại I(Định lí đảo của tam giác cân)

Xét ΔABC có 

AM là đường cao ứng với cạnh BC(cmt)

BP là đường cao ứng với cạnh AC(gt)

AM cắt BP tại O(gt)

Do đó: O là trực tâm của ΔABC(Định lí ba đường cao của tam giác)

Suy ra CO\(\perp\)AB

mà MH\(\perp\)AB(gt)

nên CO//MH(Định lí 1 từ vuông góc tới song song)

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
25 tháng 6 2021 lúc 13:11

a) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: MB=MC(M là trung điểm của BC)

nên M nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AM là đường trung trực của BC

hay AM⊥BC(đpcm)

b) Xét ΔHBM vuông tại H và ΔKCM vuông tại K có 

MB=MC(M là trung điểm của BC)

\(\widehat{HBM}=\widehat{KCM}\)(ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔHBM=ΔKCM(cạnh huyền-góc nhọn)

Suy ra: BH=CK(hai cạnh tương ứng)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mai Ngọc Kim Ngân
Xem chi tiết
Uyên Uyên
Xem chi tiết
Bangtan Bàngtán Bất Bình...
Xem chi tiết
dau duc anh
Xem chi tiết
buingocvien
Xem chi tiết
ngọc_nè
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Chi
Xem chi tiết
huỳnh lê huyền trang
Xem chi tiết
dau duc anh
Xem chi tiết