Cho AABC cân tại A, H là hình chiếu của A trên BC, K là hình chiếu của B trên AC. AH, BK cắt nhau tại I. b) Chứng minh AIBC cân, so sánh IB và IK. c) Đường thẳng qua B vuông góc với AB cắt AC tại D. Chứng minh BC là phân giác của góc KBD. d) Lấy M thuộc tia đối của tia KB sao cho BM=BD. Chứng minh C là trực tâm của ABDM và AICM vuông.
b) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACH vuông tại H có
AB=AC(ΔABC cân tại A)
AH chung
Do đó: ΔABH=ΔACH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Suy ra: BH=CH(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔIBH vuông tại H và ΔICH vuông tại H có
BH=CH(cmt)
IH chung
Do đó: ΔIBH=ΔICH(hai cạnh góc vuông)
Suy ra: IB=IC(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔIBC có IB=IC(cmt)
nên ΔIBC cân tại I(Định nghĩa tam giác cân)
Ta có: ΔIKC vuông tại K(gt)
nên IC là cạnh lớn nhất(Do IC là cạnh huyền)
hay IK<IC
mà IB=IC(cmt)
nên IK<IB
c) Ta có: ΔKBC vuông tại K(gt)
nên \(\widehat{KBC}+\widehat{KCB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)
hay \(\widehat{KBC}+\widehat{ACB}=90^0\)(1)
Ta có: \(\widehat{DBC}+\widehat{ABC}=\widehat{ABD}\)(tia BC nằm giữa hai tia BA,BD)
nên \(\widehat{DBC}+\widehat{ABC}=90^0\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{KBC}=\widehat{DBC}\)
hay BC là tia phân giác của \(\widehat{KBD}\)(đpcm)