Cho 100 ml dung dịch HCl 0,4M tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 2M, Ba(OH)2 0,5M, thu được dung dịch X.
a) Tìm khối lượng chất tan trong X.
b) Cô cạn X, thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
Hòa tan hết 5,34 gam hỗn hợp X gồm Zn và Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,4M và H2SO4 0,08M, thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,43 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết V ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,05M vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất ; lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của V, m.
Cho 250 ml dung dịch FeCl2 0,2M tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính m. b) Tính CM của các chất trong dung dịch X (coi V không đổi).
Bài 1: Để 200 gam trung hòa dung dịch X chứa 15,2 gam hỗn hợp NaOH và KOH cần dùng V ml dung dịch HCL 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 20,75 gam hỗn hợp muối.
a) Tính V.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
c) Tính nồng độ mol/l của dung dịch X nếu khối lượng riêng của dung dịch X là 1,25 g/ml.
Bài 2: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thì thu được V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 12 gam chất rắn.
a) Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong X.
b) Tính giá trị của V.
Bài 3: Trộn 100ml dung dịch X gồm Na2CO3 1M, KHCO3 1M với 100ml dung dịch KOH 1,2M. Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch sau phản ứng?(Coi như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Cho 300 ml dung dịch HCL 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính và so sánh số mol của hai dung dịch HCL và NaOH đã cho ở giả thiết. c) Tính khối lượng muối Nacl tạo thành.
Cho m gam một mẩu kim loại Ba tan hết vào 100 ml dung dịch A gồm HCl 0,08M và Al2(SO4)3 0,5M. Sau các phản ứng thu được dung dịch X, kết tủa Y và khí Z. Khối lượng dung dịch X giảm so sới dung dịch A là 14,19 gam. Thêm tiếp V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thấy xuất hiện 0,78gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị của m, V.
Câu 4: Cho dung dịch axit nitric HNO3 1,2M tác dụng vừa đủ với 150 (ml) dung dịch bari hiđroxit Ba(OH)2 0,2M.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng muối tạo thành.
c. Tính thể tích dung dịch axit nitric đã dùng.
d. Tính nồng độ mol dung dịch muối thu được.
Hấp thụ hết 3,36 lít CO2 vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,75M và KOH 0,5M thu được dung dịch X chứa m gam hỗn hợp muối. Tính m.
1. Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Nồng độ mol nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là
2. Rót V ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M thu được kết tủa. Lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng ko đổi được 5,1 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của V là
3. Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là:
Làm 3 bài trên nhưng không dùng phương trình ion, dùng pthh với ạ