Cho 37,38 gam hỗn hợp E gồm peptit X (x mol), peptit Y (y mol) và peptit Z (z mol) đều mạch hở; tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử X, Y, Z là 12. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Đun nóng 37,38 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 55,74 gam hỗn hợp T gồm ba muối của Gly, Ala, Val. Phần trăm khối lượng muối Ala trong T là
A. 19,9%.
B. 11,9%.
C. 13,9%.
D. 15,0%.
Đáp án B
Đun nóng 37,38 gam E với NaOH vừa đủ thu được 55,74 gam muối của Gly, Ala, Val nên E tạo bởi Gly, Ala, Val.
Tổng số nguyên tử O trong X, Y, Z là 12 do vậy tổng số gốc aa trong cả 3 peptit là 9.
Do đốt cháy đipeptit thu được số mol CO2 bằng số mol H2O mà đốt cháy cả 3 peptit X, Y, Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O do vậy X, Y, Z là tripeptit trở lên.
Vậy X, Y, Z đều là tripeptit.
Đồng đẳng hóa hỗn hợp, quy đổi E về C2H3ON 3m mol, CH2 n mol và H2O m mol.
Ta có: 57 . 3 m + 14 n + 18 m = 37 , 38 97 . 3 m + 14 n = 55 , 74
Giải được: m=0,18; n=0,24
Do đốt cháy hoàn toàn x mol X, y mol Y và z mol Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol nên x = y = z = 0,06 (vì đều là tripeptit, lượng nước chênh lệch là do tách nước từ đipeptit sang tripeptit).
Ta có: nT = 0,54 mol.
Giả sử hỗn hợp chỉ gồm muối Gly và Ala thì ta giải được số mol của muối Gly là 0,3 mol còn nếu hỗn hợp chỉ gồm muối Gly và Val thì số mol của Gly là 0,46.
Vậy 0 , 3 < n G l y < 0 , 46
Mặt khác số mol của các amino axit phải là bội số của 0,06 nên số mol của Gly thỏa mãn là 0,36 hoặc 0,42.
Giả sử số mol của Gly là 0,36 giải được số mol của Ala và Val lần lượt là 0,15 và 0,03 (loại).
Số mol của Gly là 0,42 thì số mol của Ala và Val đều là 0,06 mol.
→ %muối Ala = 11,95%.