Bài 2. Xếp các từ sau thành ba nhóm: danh từ, động từ, tính từ:
Biết ơn, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.
- Danh từ:
- Động từ:
- Tính từ:
Bài 1.Nêu nghĩa và từ loại của ba từ cân trong hai câu sau:
Bán cho tôi 5 cân(1)gạo. Cân(2)của bác cân(3) đúng chứ ạ ?
- Cân(1) :
- Cân(2) :
- Cân(3) :
Bài 2. Xếp các từ sau thành ba nhóm: danh từ, động từ, tính từ:
Biết ơn, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.
- Danh từ:
- Động từ:
- Tính từ:
Bài 3. Trong bài thơ: “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu | Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
|
Đoạn thơ trên cho em thấy để làm ra được hạt gạo, người nông dân đã phải trải qua những gian khó gì ? Hình ảnh đối lập được sử dụng ở hai dòng thơ cuối gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu hỏi 1: Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?
A - Danh từ
B - Động từ
C - Tính từ
D - Đại từ
Câu hỏi 2: Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau?
A - Động từ
B - Đại từ
C - Quan hệ từ
D - Tính từ
Câu hỏi 3: Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào?
A - Đồng âm
B - Đồng nghĩa
C - Trái nghĩa
D - Nhiều nghĩa
Câu hỏi 4: Cho đoạn thơ:
"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim."
Đoạn thơ trên có những động từ nào?
A - Chầm chậm, cheo leo, se sẽ
B - Vào, ta, chim
C - Vào, ngân, họa
D - Vào, lặng im, ngân, họa
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:
"Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi ... tung bay"
A - cờ đỏ
B - khăn đỏ
C - áo đỏ
D - mũ đỏ
Bài 1 : Từ loại là gì ? Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng nhất
A . Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
B . Là các loại từ trong tiếng Việt.
C . Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát (như danh từ, động từ, tính từ, ....)
Câu 1:
Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:
- nhân: có nghĩa là người.
- nhân: có nghĩa là lòng thương người.
Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được
Câu 2:
Cho đoạn văn sau:
a) "Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông."
b) "Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người."
Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.
Câu 3:
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương
Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.
Câu 4:
Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết.
Câu hỏi 5: Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?
Viết lại các danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong câu: một ngày nào đó anh sẽ tặng em một chiếc xe như thế và em sẽ thấy mọi thứ trong dịp Giáng Sinh Tuyệt Vời
xếp các từ sau thành 3 nhóm danh từ động từ tính từ :
tình yêu , vui vẻ, niềm vui , đỏ thắm , chạy nhảy, học bài, viết ,đọc, xanh lè ,công nhân, yêu thương, nỗi buồn ,đi chơi ,xa tít
Tìm thành ngữ, tục ngữ bắt đầu bằng chữ cái tr có ý nghĩa tương đương với các ý nghĩa sau:
a) Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn:…………………………………………….........................
b) Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn:……………………………..........
c) Trẻ lên ba đang học nói khiến cả nhà vui vẻ nói theo:…………………….................
d) Lúc nhỏ, con cái trông cậy vào cha mẹ nuôi dạy, lúc cha mẹ già yếu lại trông cậy con cái phụng dưỡng:…………………………………………...............................................