Câu hỏi 1: Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?
A - Danh từ
B - Động từ
C - Tính từ
D - Đại từ
Câu hỏi 2: Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau?
A - Động từ
B - Đại từ
C - Quan hệ từ
D - Tính từ
Câu hỏi 3: Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào?
A - Đồng âm
B - Đồng nghĩa
C - Trái nghĩa
D - Nhiều nghĩa
Câu hỏi 4: Cho đoạn thơ:
"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim."
Đoạn thơ trên có những động từ nào?
A - Chầm chậm, cheo leo, se sẽ
B - Vào, ta, chim
C - Vào, ngân, họa
D - Vào, lặng im, ngân, họa
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:
"Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi ... tung bay"
A - cờ đỏ
B - khăn đỏ
C - áo đỏ
D - mũ đỏ
Từ loại nào dưới đây thường được sử dụng để miêu tả đặc điểm của sự vật trong bài văn miêu tả? *
Từ loại nào dưới đây thường được sử dụng để miêu tả đặc điểm của sự vật trong bài văn miêu tả? *
Bài 4: TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 1: Trong các từ sau, "dòng" trong từ nào được dùng với nghĩa gốc?
a/ dòng người b/ dòng suối c/ dòng điện d/ dòng thời gian
Câu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào không dùng để tả hoạt động, tính tình của con người?
a/ chăm chỉ b/ dịu dàng c/ nghiêm khắc d/ dong dỏng
Câu hỏi 3: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "rọi" trong câu "Một tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống."
a/ chiếu b/ nhảy c/ soi d/ tỏa
Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ "cố hương"?
a/ nhà cổ b/ hương quê c/ quê cũ d/ hương làng
Câu hỏi 5: Từ "thấp thoáng" thuộc từ loại gì?
a/ tính từ b/ đại từ c/ danh từ d/ động từ
Câu hỏi 6: Từ "hạnh phúc" đồng nghĩa với từ?
a/ ăn chơi b/ vui tươi c/ sung sướng d/ giàu có
Bài 1.Nêu nghĩa và từ loại của ba từ cân trong hai câu sau:
Bán cho tôi 5 cân(1)gạo. Cân(2)của bác cân(3) đúng chứ ạ ?
- Cân(1) :
- Cân(2) :
- Cân(3) :
Bài 2. Xếp các từ sau thành ba nhóm: danh từ, động từ, tính từ:
Biết ơn, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.
- Danh từ:
- Động từ:
- Tính từ:
Bài 3. Trong bài thơ: “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu | Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
|
Đoạn thơ trên cho em thấy để làm ra được hạt gạo, người nông dân đã phải trải qua những gian khó gì ? Hình ảnh đối lập được sử dụng ở hai dòng thơ cuối gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu hỏi 30: Câu ca dao sử dụng hình thức nhân hóa nào?
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”
a/ Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.
b/ Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.
c/ Xưng hô với sự vật thân mật như con người.
d/ Cả A và C đều đúng
Bài 1 : Từ loại là gì ? Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng nhất
A . Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
B . Là các loại từ trong tiếng Việt.
C . Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát (như danh từ, động từ, tính từ, ....)
Bài 1:Từ cổ trong câu sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển:
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
A) nghĩa gốc B)nghĩa chuyển
Bài 2: Các từ "đáng tin,đáng yêu,đáng thương" thuộc từ loại nào?
A)Động từ
B)Danh từ
C)Tính từ
D)Đại từ
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ “bảo vệ”?
a/ Giữ gìn b/ Phá hủy c/ Đốt lửa d/ Đánh giá
Câu hỏi 6: Từ “vì, nên” trong câu: “Vì trời mưa nên đường trơn”, được gọi là loại từ gì?
a/ Danh từ b/ Tính từ c/ Đại từ d/ Quan hệ từ
Câu hỏi 7: “Sống còn, không để bị diệt vong” là nghĩa của từ nào trong các từ sau?
a/ Sinh thành b/ Sinh tồn c/ Sinh thái d/ Sinh vật
Câu hỏi 8: Câu “Hoa hồng có phải là nữ hoàng các loài hoa không?”, thuộc kiểu câu nào?
a/ Trần thuật b/ Nghi vấn c/ Cầu khiến d/ Cảm thán
Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”
a/ Đồng hương b/ Đồng nghĩa c/ Thần đồng d/ Đồng môn
Câu hỏi 10: Khu vực trong đó các loài vật, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu đời được gọi là
a/ Khu công nghiệp b/ Khu lâm nghiệp
c/ Khu chế xuất d/ Khu bảo tồn