Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Hồng Linh

Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép hoán dụ trong câu thơ sau:

  Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim

 Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

Kim
27 tháng 2 2018 lúc 16:07

Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

chuc ban hok tot

Khánh Hạ
3 tháng 3 2018 lúc 18:55

Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.
- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai” ( Tố Hữu ).


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hà Vy
Xem chi tiết
Giang
Xem chi tiết
Trần Thị Yến Trang
Xem chi tiết
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Khoa học vĩ đại (tên là...
Xem chi tiết
Trương Ngọc Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết