Câu 1: Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào ?
a, Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc đến tên người Hồ Chí Minh.
( Theo chân Bác – Tố Hữu).
b, Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.
( Bác ơi – Tố Hữu).
Câu 2: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:
Em tưởng giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây”
(Ca dao)
❝Câu 1:
a,
-Biện pháp tu từ được sử dụng: hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng
-Thể hiện tình cảm của nhân dân toàn nước và thế giới đối với Bác Hồ kính yêu.
b,
- Hoán dụ : lấy bộ phận để gọi toàn thể
Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để nói được tình cảm của Bác với nhân dân miền Nam và tình cảm của nhân dân với Bác. Nghệ thuật hoán dụ ( miền Nam - nhân dân Miền Nam ) đã tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, thể hiện nỗi nhớ hai chiều thật hay và đặc sắc.❞
a, Hoán dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật được chứa đựng
❝+ẩn dụ:nước giếng sâu ,nước giếng cạn ,sợi dây dài - Nước giếng sâu: lòng người sâu thẳm, tình nghĩa ,chan chứa tình yêu thương, nồng thắm. - Nước giếng cạn: lòng người cạn hẹp , ích kỉ trong tình yêu, không biết đáp lại tình cảm của người khác. - Sợi dây dài : sự hi sinh ,trao gửi trong tình yêu. >>>>> đây là lời than phiền của một cô gái khi bước mới yêu nhưng ko đc đáp lại tình cảm , bởi vì khi mới yêu người con gái thường yêu hết mình , chỉ đến khi lòng người như nước giếng cạn thì mới tiếc , hối hận vì mình đã từng hết mình yêu và hi sinh cho người con trai. Nước giếng cạn hay lòng người cạn khô .Sợi dây dài mà cô làm cô những tưởng rằng sẽ múc đc thứ nước mát , trong lành nào ngờ làm cô phải '' tiếc hoài''. cái giếng là một hình ảnh gắn liền với làng quê , như ''cây đa bến nước sân đình''.Cái giếng hay chính là người con trai mà cô gái đã từng yêu❞