Câu 7. Người khởi xướng cuộc khởi nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, lập lại vương triều Lê là
A. Nguyễn Hoàng B. Nguyễn Kim.
C. Trịnh Kiểm. D. Trịnh Tùng.
Câu 7. Người khởi xướng cuộc khởi nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, lập lại vương triều Lê là
A. Nguyễn Hoàng B. Nguyễn Kim.
C. Trịnh Kiểm. D. Trịnh Tùng.
Câu 39: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam?
A. Bảo vệ bản thân và dòng họ khỏi sự truy sát của Trịnh Kiểm.
B. Dựa vào lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Vùng Thuận – Quảng có địa hình thuận lợi cho phòng thủ.
D. Tránh sự tấn công của nhà Mạc.
. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, gọi là:
A. Bắc triều
B. Nam triều
C. Họ Trịnh
D. Họ Nguyễn
Câu 36: Vì sao đầu thế kỉ XVI, các khởi nghĩa nông dân lại liên tiếp bùng nổ?
A.Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
B.Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ
C.Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ
D.Nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ
Câu 37: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây?
A.Đất nước bị chia cắt B.Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt
C.Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D.Nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển
Câu 38: Vì sao họ Trịnh lại chấp nhận chỉ xưng vương và làm bề tôi của vua Lê?
A.Họ Trịnh muốn mượn danh tiếng nhà Lê để dễ bề cai trị
B.Họ Trịnh chịu ơn nhà Lê
C.Họ Trịnh không đủ sức lật đổ nhà Lê
D.Họ Trịnh bận tiêu diệt họ Nguyễn ở phía Nam
Câu 39: Bản chất của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh là gì?
A.Chế độ phong kiến tập quyền
B.Chế độ phong kiến phân quyền
C.Chế độ quân chủ lập hiến
D.Chế độ quân chủ quý tộc
Câu 40: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống của người nông dân như thế nào?
A. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt
B. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công
C. Người nông dân phải chuyển làm nghề thương nhân
D. Người nông dân phải khai hoang, lập ấp mới
Câu 59: Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần?
A. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương
B. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa
C. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp
D. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ
Câu 60: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?
A. Được xem như quốc giáo B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại
C. Không hề được quan tâm D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn
Câu 61 Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta?
A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh
B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam
C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh
D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta
Câu 62: Trạng lường là tên dân gian của ai?
A. Lương Thế Vinh B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Vũ Hữu D. Lương Đắc Bằng
Câu 63: Đây là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị) B. Sông La (Hà Tĩnh)
C. Sông Gianh (Quảng Bình) D. Không phải các vùng trên
Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
Câu 1. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, đặt nền tảng thống nhất đất nước
C. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
D. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Câu 2. Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất
A. Khởi nghĩa nông dân.
B. Cuộc giải phóng dân tộc.
C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước.
Câu 3: Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ?
A. Chữ Hán.
B. Chữ quốc ngữ.
C. Chữ Nho
D. Chữ Nôm.
Câu 4. Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là
A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm.
B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.
D. Quân Tây Sơn cử xứ sang giao hảo với Xiêm.
Câu 5. Hậu quả lớn nhất mà chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn để lại là gì ?
A. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển không đồng đều
B. Tạo cho Pháp cơ hội xâm lược Việt Nam.
C. Làm cho ngoại thương không phát triển.
D. Khiến cho nhân đân nổi dậy khởi nghĩa.
Câu 6. Chính quyền họ Trịnh và Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
A. tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước
B. hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
C. xây dựng một đất nước thống nhất dưới sự cai quản của nhà Lê
D. phá bỏ ranh giới chia cắt, bước đầu thống nhất đất nước
Câu 7. Đâu là biểu hiện rõ nhất phản ánh sự bất ổn về xã hội dưới triều Nguyễn ?
A. Nhân dân phải đóng nhiều thứ thuế.
B. Hàng trăm cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra khắp nơi.
C. Nạn đói, bệnh dịch hoành hành khắp nơi.
D. Thường xuyên sảy ra mất mùa, thiên tai.
Câu 8. Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây như thế nào ?
A. Thực hiện "bế quan tỏa cảng", không quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây
B. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp.
C. Khuyến khích các thương nhân phương Tây vào Việt Nam buôn bán.
D. Không khuyến khích cũng không hạn chế việc buôn bán với các nước phương Tây
Câu 9. Chiến thắng nào là chiến thắng lớn nhất trước quân Thanh của vua Quang Trung năm 1788-1789 ?
A. Rạch Gầm-Xoài Mút.
B. Hải Dương.
C. Lạng Giang (Bắc Giang)
D. Ngọc Hồi- Đống Đa.
Câu 10. Vì sao kĩ thuật thế kỉ XVIII đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với thời kỳ trước?
A. Do có nhiều đơn đặt hàng từ phương Tây.
B. Sự khuyến khích của nhà nước.
C. Tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến của phương Tây
D. Nhân dân hăng say lao động sản xuất.
Câu 11. Vua Gia Long đã cho ban hành bộ luật nào ?
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 12. Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
Câu 13. Chiến thắng nào là chiến thắng lớn nhất trước quân Xiêm của Nguyễn Huệ ?
A. Ngọc Hồi- Đống Đa.
B. Rạch Gầm-Xoài Mút.
C. Lạng Giang (Bắc Giang)
D. Hải Dương.
Câu 14. Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước
A. Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc.
B. Thể hiện sự quan tâm của nhà vua đến giáo dục và thi cử.
C. Thể hiện sự tự chủ của dân tộc
D. Để bài trừ chữ Nho.
Câu 15. Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?
A. Phủ Quy Nhơn
B. Phú Xuân
C. Đà Nẵng
D. Gia Định
Câu 16. Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế , nhà Nguyễn đã
A. Độc tô Nho giáo, han chế các tôn giáo khác.
B. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Thiên Chúa giáo.
C. Loại bỏ dần Nho giáo khỏi các nghi lễ của triều đình.
D. Phát triển đồng thời Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo.
Câu 17. Tại sao chính sách quân điền của nhà Nguyễn khi ban hành không có hiệu quả ?
A. Vì chính sách này đã được thực hiện bởi nhà Lê sơ.
B. Vì nhân dân không ủng hộ sự lên ngôi của nhà Nguyễn
C. Vì nông dân bị trói buộc vào ruông đất công
D. Vì chủ yếu ruông đất tập trung trong tay địa chủ
Câu 18. Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì?
A. thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
B. ổn định đời sống nhân dân
C. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ
D. hoàn thành thống nhất đất nước
Câu 19. Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới ?
A. Quần thể di tích cố đô Huế.
B. Thành nhà Hồ.
C. Thánh địa Mĩ Sơn.
D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 20. Văn học chữ Nôm phát triển đỉnh cao thể hiện rõ nhất qua tác phẩm nào ?
A. Chinh phụ ngâm khúc.
B. Truyện Kiều.
C. Qua đèo ngang.
D. Cung oán ngâm khúc
Câu 21. Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?
A. do chủ trương thống nhất đất nước
B. do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
C. do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo
D. do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ
Câu 22. Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?
A. được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh
B. được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu
C. được sự ủng hộ của người Pháp
D. được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số
Câu 23. Những điệu hát dân gian phổ biến ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII - đầu thế ki XIX là
A. quan họ, trống quân, hát ví, hát dặm, hát tuồng,
B. quan họ, hát lượn, hát xoan.
C. trống quân, hát tuồng, hát xoan, hát khắp.
D. hát lượn, hát khắp, hát xoan, hát tuồng.
Câu 24. Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?
A. do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân
B. do họ có số lượng ít
C. do quan niệm trọng nông
D. do họ không tham gia vào sản xuất
Câu 25. Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách:
A. lộc điền
B. điền trang, thái ấp
C. thực ấp, thực phong
D. quân điền
Câu 26. Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?
A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
B. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
Câu 27. Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong
B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại
C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ
D. Giải quyết việc làm cho nông dân
Câu 28: Vua Quang Trung giao cho ai lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm?
A. Ngô Văn Sở
B. Ngô Thời Nhậm
C. Nguyễn Thiếp
D. Vũ Văn Dũng
Câu 29. Bộ “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thánh Tông
B. Lê Thái Tổ
C. Lê Thái Tông
D. Lê Nhân Tông
Câu 30. Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
A. Đạo –Phủ - huyện hoặc Châu, xã
B. Đạo – Phủ - huyện – Châu – xã
C. Đạo – Phủ - Châu – xã
D. Phủ - huyện – Châu
Câu 31. Những chính sách xây dựng đất nước dưới thời vua Quang Trung có tác dụng gì quan trọng nhất đối với lịch sử dân tộc?
A. đưa đất nước phát triển mạnh mẽ
B. bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt
C. đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm
D. thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị
Câu 32. Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?
A. Nguyễn Chích.
B. Nguyễn Trãi.
C. Lê Lợi.
D. Lê Lai.
Câu 33. Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ?
A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
B. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.
C. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
D. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.
Câu 34. Vì sao vua Quang Trung lại yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa?
A. giải quyết tình trạng hàng hóa ngưng đọng, khuyến khích sản xuất
B. giải quyết tình trạng thiếu hàng hóa
C. bình thường hóa quan hệ với nhà Thanh
D. thu mua vũ khí để chuẩn bị tấn công
Câu 35. "Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc".câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?
A. quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân
B. xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học
C. xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học
D. vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước
Câu 36. Nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX có mối quan hệ như thế nào với nhà Thanh?
A. đối đầu gay gắt
B. không có quan hệ gì
C. thần phục
D. không ổn định lúc đối đầu, lúc hòa dịu
Câu 37. Nội dung không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?
A. hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
B. ban hành bộ Hoàng triều luật lệ
C. xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng
D. mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để thúc đẩy kinh tế phát triển
Câu 38. Những chính sách xây dựng đất nước dưới thời vua Quang Trung có tác dụng gì quan trọng nhất đối với lịch sử dân tộc?
A. bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt
B. đưa đất nước phát triển mạnh mẽ
C. đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm
D. thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị
Câu 39. Tại sao thời Nguyễn, diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?
A. do nông dân bị cường hào, địa chủ cướp mất ruộng đất
B. do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi
C. do chế độ thuế khóa nặng nề
D. do nạn bắt lính
Câu 40. Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong
B. nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm
C. nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh
D. yêu cầu thống nhất đất nước
Câu 41. Vì sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788?
A. do thế giặc quá mạnh
B. thực hiện kế vườn không nhà trống
C. do nhân dân Thăng Long không ủng hộ Tây Sơn
D. do cần tập trung đánh Nguyễn Ánh ở phía Nam
Câu 42. Đây là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?
A. Sông Gianh (Quảng Bình)
B. Sông Bến Hải (Quảng Trị)
C. Sông La (Hà Tĩnh)
D. Không phải các vùng trên
Câu 43. Dòng tranh rất nổi tiếng vào thế kỉ XVIII ở Bắc Ninh
A. Tranh Đông Hồ.
B. Tranh Hàng Trống.
C. Tranh Kim Hoàng.
D. Tranh Tây Hồ.
Câu 44. Vì sao nhà Nguyễn lại hạn chế buôn bán với các nước phương Tây?
A. do ảnh hưởng của nhà Thanh đậm nét
B. do nhà Nguyễn không được hưởng lợi nhiều
C. do nhà Nguyễn nhận thấy dã tâm xâm lược của phương Tây
D. do người Pháp không giúp đỡ Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn
Câu 45. Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
A. sự quan tâm của nhà nước với thủ công nghiệp
B. sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa
C. tài năng của thợ thủ công nước ta
D. nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta
Câu 46. Giáo dục khoa cử nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX có điểm gì hạn chế?
A. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử
B. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa
C. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều
D. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử
Câu 47. Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?
A. Bị chết nhiều
B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực
C. Quan lại không cần nô tì nữa
D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 48. Nội dung văn thơ thời Lê sơ không có đặc điểm gì?
A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc
B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc
C. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc
D. Ca ngợi cuộc sống giàu sang phú quý
Câu 49. Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?
A. Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân. Đóng kín, bảo thủ, mù quáng
B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh
C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây
D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”
Câu 50. Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh vấn đề gì?
A. Xã hội phong kiến bóc lột thậm tệ nhân dân lao động
B. Xã hội đương thời, cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam
C. Nạn tham quan, cướp đoạt ruộng đất của nông dân
D. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước
Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền Nguyễn-Trịnh ?
A. Được lòng dân
B. Chính quyền Nguyễn-Trịnh nhu nhược
C. Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác
D. Được lòng dân, sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ