Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Ngọc

Câu 1: Trình bày những đặc điểm dân cư của các nước Đông Nam Á? Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội ?

Câu 2: Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực Đông Nam Á?

Câu 3: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?

Câu 4: Nêu những đặc điểm của vị trí nước ta về mặt tự nhiên? Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế xã hội?

Câu 5: Chứng minh vùng biển Việt Nam có tính chất nhiệt đới gió mùa?

Câu 6: Trình bày tóm lược các đặc điểm của 3 giai đoạn hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta.

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:42

6.Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Đỗ Gia Ngọc
12 tháng 2 2017 lúc 19:52

Vùng biển VN mang tính chất gió mùa được thể hiện qua các yếu tố hải văn sau :

1/ Nhiệt độ nước biển cao : TB là 23 độ C
2/ Độ mặn TB là 30-33 phần ngàn
3/ Sóng chịu tác động của gió mùa và địa hình
4/ Thuỷ triều biến động theo mùa
5/ Có 2 đòng hải lưu ~> Biển Đông là vùng biển khép kín

Đỗ Gia Ngọc
12 tháng 2 2017 lúc 19:54

6.

1. Giai đoạn tiền Cambri: Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.
a. Thời gian: Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam, bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.

b. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối Kon Tum,….

c. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu
- Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđro.
- Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
- Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô,ốc, …

2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
a. Thời gian: Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu năm: Từ kỉ Cambri -542 triệu năm đến kỉ Kreta -65
triệu năm.
b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên nước ta
- Nhiều khu vực chìm ngập trong nước biển và được nâng lên qua các vận động tạo sơn: Caledoni, Hecxini, Indoxini và Kimeri.
Các khu vực hoạt động uốn nếp mạnh mẽ: Địa khối vòm sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum, Tây Bắc...
- Các khu vực đứt gãy, động đất, phun trào mạnh, tạo thành các loại đá: Granite, andezit, các loại khoáng sản...
c. Lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.

3. Giai đoạn Tân kiến tạo
Đây là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của lãnh thổ Việt Nam, kéo dài cho đến ngày nay.
a. Thời gian: Đây là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên của nước ta.

b. Chịu tác động mạnh mẽ của chu kì vận động núi Anpơ – Hymalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu:
- Vận động Anpơ – Hymalaya => uốn nếp, đứt gãy, phun trào magma, bồi lấp, hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh...

c. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay:
- Nâng cao địa hình => sông ngòi trẻ và hoạt động mạnh, đồi núi cổ được nâng cao mở rộng.
- Hình thành cao nguyên + đồng bằng
- Mở rộng biển Đông tạo các bể dầu khí.
- Giới sinh vật tiến hóa – loài người xuất hiện.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ nét.

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 2 2017 lúc 17:10

Câu 5:

Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.
Trả lời
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
- Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm.

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 2 2017 lúc 17:11

Câu 3:

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.!
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 2 2017 lúc 17:25

Câu 2:

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:28

1.

Những thuận lợi và trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.

Hướng dẫn trả lời.

a) Dân cư

- Thuận lợi : dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

- Trở ngại : lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

b) Xã hội

- Thuận lợi :

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

- Trở ngại :

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:29

1.

Đặc điểm dân cư
– Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia, dân số khu vực đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao.
– Dân cư phân bố không đều: tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.
– Dân cư Đông Nam Á sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều quốc gia thuộc hải đảo sử dụng tiếng Anh.

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:31

2.

Những thuận lợi và trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.

Hướng dẫn trả lời.

a) Dân cư

- Thuận lợi : dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

- Trở ngại : lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

b) Xã hội

- Thuận lợi :

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

- Trở ngại :

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:32

2.

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:33

3.

– Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:

+ Về quan hệ mậu dịch:

• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.

• Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo.!

– Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ…

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:35

4.

Vị trí địa lí

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.

– Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

– Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.

– Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:38

4.

Vị trí địa lí

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.

– Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

– Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B, và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

– Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:38

4.

a)Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

-Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Bình Trần Thị
12 tháng 2 2017 lúc 17:39

5.- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
- Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm.

Đỗ Gia Ngọc
12 tháng 2 2017 lúc 19:50

1.

a) Dân cư

- Thuận lợi : dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

- Trở ngại : lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

b) Xã hội

- Thuận lợi :

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

- Trở ngại :

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

Đỗ Gia Ngọc
12 tháng 2 2017 lúc 19:51

3.

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.!
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...


Các câu hỏi tương tự
đỗ thùy linh
Xem chi tiết
No Name
Xem chi tiết
Kẻ Lạnh Lùng
Xem chi tiết
Võ Thị Mai Thơm
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thủy
Xem chi tiết
monkey d luffy
Xem chi tiết
Quý Thiện Nguyễn
Xem chi tiết
Y Sương
Xem chi tiết
Pun Cự Giải
Xem chi tiết