Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thanh Thủy

1. nêu đặc điểm dân cư khu vực ĐNA và chỉ ra nét tương đồng giữa các nước ĐNA về thiên nhiên, văn hóa, sinh hoạt ,sản xuất, lịch sử?

2.trên con đường phất triển Việt Nam dã thu được những thành tựu và gặp những khó khăn gì?

3.trình bày đặc điểm nổi bật về địa lý hình dạng lãnh thổ VN? vị trí hình dạng đó có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?

4.CM biển VN mang tính chất gió mùa qua các yếu tố khí hậu hải văn?nêu những thuận lợi và khó khăn của biển VN đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

giúp mk vs!

Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 19:51

3.

Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
– Đất liền: diện tích 331.212 km2
+Điểm cực Bắc : vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+Điểm cực Nam : vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+Điểm cực Tây : kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+Điểm cực Đông : kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
– Phần biển: Diện tích trên 1 triệu km2
Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.
– Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á
+ Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.
+ Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Đặc điểm lãnh thổ
a. Phần đất liền
– Kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến.
– Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.
– Có đường bờ biển cong hình chữ S 3260km
– Biên giới :4500km
b. Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam
– Có hai quần đảo lớn là
+ Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
+ Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)
Ý nghĩa
– Đối với tự nhiên: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai…
– Đối với hoạt động kinh tế – xã hội:
+ Giao thông vận tải phát triển như: đường không, đường thuỷ
+ Công – nông nghiệp: điều kiện tự nhiên như khí hậu đất đai, nguồn nước rất thuận lợi giúp cho nông công nghiệp phát triển.

Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 19:53

4.- Vùng biển Việt nam là một phần của Biển Đông

- Biển Đông là một biển lớn (diện tích là 3447000 km2), tương đôi kín, có hai vịnh lớn là Bắc Bộ và Thái Lan, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

- Chế độ gió: Biển Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa, gió Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. các tháng còn lại chủ yếu là gió Tây Nam, riêng vịnh Bắc Bộ có hướng nam.

- Chế độ nhiệt: mùa hạ mát, mùa đông ấm, biên độ nhiệt năm nhỏ.

- Chế độ mưa: mưa từ 1100 đến 1300 mm/năm.

- Chế độ triều: thuỷ triều không giống nhau, có nơi nhật triều, có nơi bán nhật triều.

- Độ muối trung bình là 30- đến 33%o.

Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 19:54

4.- Thuận lợi: + Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.

+ Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.

+ Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.

+ Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

- Khó khăn:

+ Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.

+ Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.

+ Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.

+ Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

Thanh Trà
12 tháng 3 2017 lúc 19:42

sone snsd kb nka

Hỏi đáp Địa lý

Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 19:50

Đặc điểm dân cư
– Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia, dân số khu vực đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao.
– Dân cư phân bố không đều: tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.
– Dân cư Đông Nam Á sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều quốc gia thuộc hải đảo sử dụng tiếng Anh.

Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 19:52

3.

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).


Các câu hỏi tương tự
Kẻ Lạnh Lùng
Xem chi tiết
đỗ thùy linh
Xem chi tiết
Minh Ngọc
Xem chi tiết
No Name
Xem chi tiết
Quý Thiện Nguyễn
Xem chi tiết
Võ Thị Mai Thơm
Xem chi tiết
Y Sương
Xem chi tiết
Tử Mạch
Xem chi tiết
Nguyễn Thịnh
Xem chi tiết