câu 2: + địa hình
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2.— Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
- Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
1/https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=So+s%C3%A1nh+c%C3%A1c+h%C3%ACnh+th%E1%BB%A9c+s%E1%BB%9F+h%E1%BB%AFu+trong+n%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+%E1%BB%9F+Trung+v%C3%A0+Nam+M%C4%A9&id=193371
Đặc điểm nông nghiệp Trung và Nam Mỹ :
- Có 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp :
+ Đại điền trang: qui mô lớn do đại điền chủ quản lí.
+ Tiểu điền trang: qui mô nhỏ do hộ gia đình làm chủ.
- Trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu: cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ 1 số nước phát triển lương thực ( Nam Mỹ).
+ Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
+ Phần lớn các nước Trung và Nam Mỹ phải nhập khẩu lương thực.
- Chăn nuôi và đánh cá:
+ Chăn nuôi bò phát triển ở Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
+ Cừu, lạc đà nuôi chủ yếu trên sườn núi Trung An-đét.
+ Đánh cá phát triển ở Pê-ru.
1.- Sự bất hợp lí :
+ Các đại điền trang chỉ chiếm 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
+ Phần lớn nông dán lại không có ruộng, phải đi làm thuê.
- Hậu quả : ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. Trong khi xuất khẩu các nông sản nhiệt đới nhưng lại phải nhập lương thực.
1.
1. Nông nghiệp ở Trung và Nam Mỹ
a. Các hình thức sử dụng trong nông nghiệp
có 2 hình thức:
– Tiểu điền trang.
– Đại điền trang.
– Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lý. Nền nông nghiệp của nhiều nước còn sự lệ thuộc vào nước ngoài .
b. Các ngành nông nghiệp
– Ngành trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu : cây Công nghiệp và cây ăn quả .
+ Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
– Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
– Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
+ Ngành chăn nuôi đánh bắt cá:
– Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà…
– Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.
Mình bổ sung thêm sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất nha:
- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản ở nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
- Người nông dân Trunng và Nam Mỹ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
- Hậu quả : kìm hãm sự phát triển nông nghiệp vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ ; trong khi trên diện tích lớn của các đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mỹ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.