Câu 1: Thức ăn của cá voi xanh là gì?
A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.
B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.
C. Phân của các loài động vật thủy sinh.
D. Các loài sinh vật lớn.
Câu 1: Thức ăn của cá voi xanh là gì?
A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.
B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.
C. Phân của các loài động vật thủy sinh.
D. Các loài sinh vật lớn.
Thức ăn của cá voi xanh là gì ?
A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác
B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác
C. Phân của các loài động vật thủy sinh
D. Các loài sinh vật lớn
Cho các động vật sau:
Giun kim, cá trắm, cá heo, trùng biến hình, thủy tức, chim bồ câu, ếch đồng, tôm sông.
Hãy sắp xếp các loài trên theo chiều hướng tiến hóa từ thấp đến cao
* Cho các ngành động vật sau: giun kim, cá trích, cá heo, trùng biến hình, thủy tức, chim bồ câu, nhện đỏ, san hô, cóc nhà. Hãy sắp xếp các loài động vật theo chiều hướng tiến hóa từ thấp đến cao.
Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?
A. Sinh sản nhanh.
B. Sống thành đàn.
C. Khả năng di chuyển kém.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Vì sao nói sự sinh sản của Thỏ tiến hóa hơn hẳn các động vật đã học (Các loài thuộc lớp cá, các loài thuộc lớp lưỡng cư, các loài thuộc lớp bò sát và các loài thuộc lớp chim)
Câu 45: Trong các động vật nguyên sinh sau, loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp ?
A. Trùng giày. B. Trùng biến hình. C. Trùng roi xanh. D. Trùng kiết lị.
Câu 46: Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất ?
A. Trùng roi. B. Trùng biến hình. C. Trùng giày. D. Trùng bánh xe.
Câu 47: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu ?
A. 3 tháng. B. 6 tháng. C. 9 tháng. D. 12 tháng.
Câu 48: Đặc điểm nào dưới đây không phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh ?
A. Kích thước hiển vi. B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi.
C. Sinh sản hữu tính. D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.
Câu 49: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.
A. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : khoang ruột
B. (1) : phân đôi ; (2) : cụm ; (3) : tầng keo
C. (1) : tiếp hợp ; (2) : cụm ; (3) : khoang ruột
D. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : tầng keo
Câu 50: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng ?
A. Các xúc tu. B. Các tế bào gai mang độc.
C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù. D. Trốn trong vỏ cứng.
Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?
A. Sinh sản nhanh.
B. Sống thành đàn.
C. Khả năng di chuyển kém.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?
A. Sinh sản nhanh.
B. Sống thành đàn.
C. Khả năng di chuyển kém.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11. Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?
A. Là nguồn dược liệu quan trọng.
B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.
C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây công nghiệp.
D. Tiêu diệt các động vật có hại.
Câu 12. Những loài cá sống ở tầng nước giữa thường có màu sắc như thế nào?
A. Thường có màu tối ở phần lưng và máu sáng ở phần bụng.
B. Thường có màu tối ở phía bên trái và máu sáng ở phía bên phải.
C. Thường có màu sáng ở phía bên trái và máu tối ở phía bên phải.
D. Thường có màu sáng ở phần lưng và máu tối ở phần bụng.
Câu 13. Chất tiết từ buồng trứng và nội quan của loài cá nào dưới đây được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván?
A. Cá thu. B. Cá nhám. C. Cá đuối. D. Cá nóc.
Câu 14. Trong các ý sau, có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của các loài cá?
1. Là động vật hằng nhiệt.
2. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn.
3. Bộ xương được cấu tạo từ chất xương.
4. Hô hấp bằng mang, sống dưới nước.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây thường xuất hiện ở các loài cá sống ở tầng mặt?
A. Thân dẹt mỏng, khúc đuôi khoẻ.
B. Thân thon dài, khúc đuôi yếu.
C. Thân ngắn, khúc đuôi yếu.
D. Thân thon dài, khúc đuôi khoẻ.
Câu 16. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Cá sụn có bộ xương bằng …(1)…, khe mang …(2)…, da nhám, miệng nằm ở …(3)….
A. (1): chất xương; (2): trần; (3): mặt bụng
B. (1): chất sụn; (2): kín; (3): mặt lưng
C. (1): chất sụn; (2): trần; (3): mặt bụng
D. (1): chất sụn; (2): trần; (3): mặt lưng
Câu 17. Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?
A. Cá đuối bông đỏ.
B. Cá nhà táng lùn.
C. Cá sấu sông Nile.
D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 18. Loài cá nào dưới đây có tập tính ngược dòng về nguồn để đẻ trứng?
A. Cá trích cơm. B. Cá hồi đỏ.
C. Cá đuối điện. D. Cá hổ kình.
Câu 19. Loại cá nào dưới đây không thuộc lớp Cá sụn?
A. Cá nhám. B. Cá đuối. C. Cá thu. D. Cá toàn đầu.
Câu 20. Loại cá nào dưới đây thường sống trong những hốc bùn đất ở tầng đáy?
A. Lươn. B. Cá trắm. C. Cá chép. D. Cá mập.