Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bông Nguyễn

Câu 1: Thế nào là Khoa học tự nhiên?

Câu 2: Khoa học tự nhiên bao gồm các lĩnh vực chính nào?

Câu3: Thế nào là Vật sống và vật không sống

Câu 4: Thế nào là giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất  (ĐCNN) của thước?

Câu 5: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là gì? Kí hiệu? Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài? Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét (m) thường gặp?

Câu 6: Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước nào?

Câu 7: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là gì? Kí hiệu? Kể tên một số dụng cụ đo khối lượng. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam (kg) thường gặp?

Câu 8: Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước nào?

Câu 9: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là gì? Kí hiệu? Kể tên một số dụng cụ đo thời gian? Các ước số và bội số của giây (s) ta thường gặp?

Câu 10: Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước nào?

Câu 11: Để đo nhiệt độ ta dùng dụng cụ gì? Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là gì? Kí hiệu?

Câu 12: Kể tên 1 số dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết? Để chế tạo nhiệt kế người ta dựa nào nguyên tắc nào?

Câu 13: Lực là gì? Đơn vị của lực là gì? Kí hiệu? Nêu cách biểu diễn lực.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 1 2022 lúc 10:13

Câu 3: 

Vật sống: Lớn lên và sinh sản. Ví dụ: Các loài động vật, cây cối, vi khuẩn,...Vật không sống: Không thể lớn lên dù có thể có sự trao đổi chất với môi trường. Ví dụ: Cây nến, cái bút....
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
2 tháng 1 2022 lúc 10:14

Cắt bớt từng câu 1 nhá bạn

Enomoto Azusa
2 tháng 1 2022 lúc 10:15
Câu 1: Thế nào là Khoa học tự nhiên? Nêu vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống?

- Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.

-  Hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.

- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất và kinh doanh.

- Chăm sóc sức khỏe con người.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Câu 2: Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính sau: Vật lý học, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất, Thiên văn học

Câu 3: Thế nào là Vật sống và vật không sống

- Vật sống: có sự trao đổi chất giữa môi trường bên trong với ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

- Vật không sống: không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Câu 4: Các ký hiệu cảnh báo trong phòng thí nghiệm.

Câu 5: Em hãy giới thiệu một số dụng cụ đo mà em biết? Ví dụ? Thế nào là ĐCNN và GHĐ

Dụng cụ đo khối lương, thể tích, khối lượng. nhiệt đô… được gọi là dụng cụ đo.

Vd: Thước dây, cân, nhiệt kế, cốc chia độ….

Giới hạn đo (GHĐ): Giới trị lớn nhất trên dụng cụ đo.

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): Hiệu giá trị giữa 2 vạch chia liên tiếp.

Câu 6: Gíơi thiệu về kính lúp và kính hiển vi quang học

a, Kính lúp

Cấu tạo: khung kính, tây cầm, mặt kính

Cách sử dụng: Tay cầm kính, điểu chỉnh khoảng cách giữa kính và vật cho đến khi nhìn rõ vật.

Tác dụng: Quan sát rõ vật có kích thước nhỏ mà mắt thường khó quan sát.

b, Kinh hiển vi quang học

Cấu tạo: Hệ thống giá đỡ; Hệ thống phóng đại; Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống điều chỉnh

Cách sử dụng:

Bước 1: Chuẩn bị kính

Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng

Bước 3: Quan sát mẫu vật

Câu 7: Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước nào?

Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước

- Ước lượng chiều dài của vật cần đo.

- Chọn thước đo phù hợp.

- Đặt thước đo đúng cách.

- Đặt mắt đúng cách, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia trên quy định thước gần nhất với đầu kia của vật.

- Ghi lại kết quả mỗi lần đo.

Câu 8: Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước nào?

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:

- Ước lượng khối lượng vật cần đo.

- Chọn cân phù hợp.

- Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

- Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào cân.

- Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Câu 9: Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước nào?

Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:

- Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

- Chọn đồng hồ phù hợp.

- Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

- Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

- Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Câu 10: Nhiệt độ và nhiệt kế

a) Thế nào là nhiệt độ? Đơn vị của nhiệt độ là ?

Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Đơn vị đo nhiệt độ là độ C (ký hiệu oC)

b) Thực hành đo nhiệt độ

Khi đo nhiệt độ của 1 vật, ta cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Ước lượng nhiệt độ cần đo.

- Bước 2: Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

- Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

- Bước 4: Thực hiện phép đo.

- Bước 5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Câu 11:Thế nào là vật thể. Em hãy kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó?

Là những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể.

Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.

Vật vô sinh (vật không sống) và là vật thể không có các đặc trưng sống.

Câu 12: Hãy kể tên các thể cơ bản của chất? Mỗi thể của chất đều có tính chất gì khác nhau?

Chất có thể tồn tại ở 3 thể cơ bản khác nhau: rắn, lỏng, khí. Mỗi thể của chất đều có tính chất vật lí và hóa học khác nhau.

Câu 13: Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể của lỏng của chất.

Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.

Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.

Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng.Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.

Sự ngưng tụ là quá trình chuyển đổi từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.

Câu 14: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như:

+ Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh, ...);

+ Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu, ...); sơ lược về an ninh năng lượng;

+ Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi, ...);

+ Một số lương thực - thực phẩm.


Các câu hỏi tương tự
Bông Nguyễn
Xem chi tiết
Hồ Gia Hoàng
Xem chi tiết
Nie =)))
Xem chi tiết
Hải Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Hà	Linh
Xem chi tiết
Nie =)))
Xem chi tiết
Nie =)))
Xem chi tiết
Xem chi tiết
32. Minh Thùy 6A1
Xem chi tiết