Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Thanh Tâm

câu 1 : Cho abc>0 thỏa mãn a+b+c=3

Tìm min  \(\left(a^2+2\right)\left(b^2+2\right)\left(c^2+2\right)\)

câu 2 : 

Cho tam giác ABC vuông tại A,AB=6cm,AC=8cm.AD là phân giác .

a)Tính độ dài BD và DC

b)Kẻ DH vuông góc với AB.Tính DH,AD

tth_new
12 tháng 3 2020 lúc 12:39

Ta sẽ chứng minh:\(\left(a^2+2\right)\left(b^2+2\right)\left(c^2+2\right)\ge3\left(a+b+c\right)^2\)

Theo nguyên lí Dirichlet, luôn tồn tại ít nhất 2 trong 3 số \(a^2-1,b^2-1,c^2-1\) cùng dấu.

Giả sử đó là \(b^2-1,c^2-1\Rightarrow\left(b^2-1\right)\left(c^2-1\right)\ge0\)

\(\because\) \(\left(a^2+1+1\right)\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{b^2+c^2+1}\) (Bunyakovski)\(\therefore VT\ge\frac{\left(b^2+2\right)\left(c^2+2\right)\left(a+b+c\right)^2}{b^2+c^2+1}\ge3\left(a+b+c\right)^2\)\(\Leftrightarrow\left(b^2+2\right)\left(c^2+2\right)\ge3\left(b^2+c^2+1\right)\)

\(\Leftrightarrow\left(b^2-1\right)\left(c^2-1\right)\ge0\) (đúng do giả sử)

Từ đó dẫn đến kết luận.

Cách khác: Xét hiệu 2 vế, thu được:

Đúng vì: \(2b^2c^2+b^2-6bc+c^2+2=2\left(bc-1\right)^2+\left(b-c\right)^2\ge0\)

Khách vãng lai đã xóa
zZz Cool Kid_new zZz
12 tháng 3 2020 lúc 15:06

A B C D H

Kiên trì lắm mới làm đây,đang làm tự nhiên máy load lại :(

Áp dụng định lý đường phân giác\(\frac{DB}{DC}=\frac{AB}{AC}=\frac{6}{8}=\frac{3}{4}\)

Áp dụng định lý Pythagoras:\(BC^2=AB^2+AC^2\Rightarrow BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=10\left(cm\right)\)

Đặt \(BD=3k;DC=4k\)

Ta có:\(BD+DC=BC\Rightarrow3k+4k=10\Rightarrow k=\frac{10}{7}\)

\(\Rightarrow BD=\frac{30}{7}\left(cm\right);DC=\frac{40}{7}\left(cm\right)\)

b

Áp dụng định lý Thales:\(\frac{DH}{AC}=\frac{BH}{HA}=\frac{BD}{DC}=\frac{AB}{AC}=\frac{6}{8}=\frac{3}{4}\Rightarrow DH=\frac{3}{4}\cdot8=6\left(cm\right)\)

Đặt \(BH=3q;AH=4q\)

Ta có:\(BH+AH=AC\Rightarrow3q+4q=8\Rightarrow q=\frac{8}{7}\)

\(\Rightarrow AH=\frac{32}{7}\left(cm\right)\)

Áp dụng định lý Pythagoras:\(AH^2+HD^2=AD^2\Rightarrow AD=\sqrt{AH^2+HD^2}=\frac{2\sqrt{697}}{7}\)

Cách 2:

Có một đẳng thức trong tam giác rất đẹp như sau:\(AD^2=AB\cdot AC-BD\cdot DC\)

\(\Rightarrow AD=\sqrt{AB\cdot AC-BD\cdot DC}=\frac{24\sqrt{2}}{7}\)

Tuy nhiên 2 kết quả trên lại khác nhau,mọi người tìm chỗ sai giúp mik được ko ạ ?

Khách vãng lai đã xóa
hỏi đáp
13 tháng 3 2020 lúc 16:04

zZz Cool Kid_new zZz

cách 1 đoạn anh áp dụng đ/lí talet em nghĩ sai vì 

áp dụng đ/lí tha let 

=>\(\frac{BH}{BA}=\frac{HD}{AC}=\frac{BD}{BC}\)

nếu sai thì thôi mong anh thông cảm

Khách vãng lai đã xóa
hỏi đáp
13 tháng 3 2020 lúc 16:23

zZz Cool Kid_new zZz

no  em ra AD = \(\frac{36\sqrt{2}}{7}\)cơ :v

Khách vãng lai đã xóa
zZz Cool Kid_new zZz
14 tháng 3 2020 lúc 14:03

Làm lại câu 2:D

a:

Áp dụng tính chất đường phân giác ta có:

\(\frac{BD}{AB}=\frac{CD}{AC}=\frac{BD+CD}{AB+AC}\Rightarrow\frac{BD}{6}=\frac{CD}{8}=\frac{10}{6+8}\Rightarrow BD=\frac{30}{7};CD=\frac{40}{7}\)

Cách 1:Không dùng DH

A B C E x

Trên một nửa mặt phẳng bờ chứa đoạn thẳng BC vẽ tia Bx sao cho ^BCx=^ABD cắt AD tại E

Dễ thấy :

\(\Delta\)DAB ~ \(\Delta\)DCE ( g.g ) \(\Rightarrow\frac{AD}{CD}=\frac{BD}{DE}\Rightarrow AD\cdot DE=BD\cdot DC\)

\(\Delta\)ABD ~ \(\Delta\)AEC ( g.g ) \(\Rightarrow\frac{AB}{AE}=\frac{AD}{AC}\Rightarrow AB\cdot AC=AD\cdot AE\)

Khi đó:

\(AB.AC-BD\cdot CD=AD\cdot AE-AD\cdot DE=AD\left(AE-DE\right)\)

\(\Rightarrow AD^2=AB\cdot AC-BD\cdot CD\)

\(\Rightarrow AD=\sqrt{AB\cdot AC-BD\cdot CD}=\sqrt{6\cdot8-\frac{30}{7}\cdot\frac{40}{7}}=\frac{24\sqrt{2}}{7}\)

Cách 2:Dùng BH

A B C D H

\(DH\perp AB;AB\perp AC\Rightarrow DH//AC\) => Tam giác AHD vuông cân tại H => HA=HD

Áp dụng Thales ta có:\(\frac{DH}{AC}=\frac{BH}{AB}=\frac{BD}{BC}\Rightarrow\frac{DH}{8}=\frac{6-HD}{6}\Rightarrow HD=\frac{24}{7}\)

Áp dụng Pythagoras:\(AD^2=HD^2+HA^2=2HD^2=2\cdot\left(\frac{24}{7}\right)^2=\frac{1152}{49}\Rightarrow AD=\frac{24\sqrt{2}}{7}\)

Khách vãng lai đã xóa
Kiệt Nguyễn
1 tháng 8 2020 lúc 14:06

Theo nguyên lý Dirichlet trong ba số \(a^2-1;b^2-1;c^2-1\)tồn tại ít nhất hai số cùng dấu, giả sử\(a^2-1;b^2-1\)cùng dấu thì \(\left(a^2-1\right)\left(b^2-1\right)\ge0\Leftrightarrow a^2b^2\ge a^2+b^2-1\)\(\Leftrightarrow a^2b^2+2a^2+2b^2+4\ge3a^2+3b^2+3=3\left(a^2+b^2+1\right)\)\(\Leftrightarrow\left(a^2+2\right)\left(b^2+2\right)\ge3\left(a^2+b^2+1\right)\)(1)

Mà theo bất đẳng thức Bunyakovsky, ta được: \(\left(a^2+b^2+1\right)\left(1+1+c^2\right)\ge\left(a+b+c\right)^2\)

\(\Leftrightarrow a^2+b^2+1\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{c^2+2}\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\left(a^2+2\right)\left(b^2+2\right)\left(c^2+2\right)\ge3\left(a+b+c\right)^2=27\)(Do theo giả thiết thì a + b + c = 3)

Đẳng thức xảy ra khi a = b = c = 1

Khách vãng lai đã xóa
zZz Cool Kid_new zZz
1 tháng 8 2020 lúc 19:03

Cách khác:

Áp dụng BĐT Bunhiacopski ta dễ có được:

\(\left(a+b+c\right)^2=\left[a+\sqrt{2}\left(\frac{b+c}{\sqrt{2}}\right)\right]^2\le\left(a^2+2\right)\left[1+\frac{\left(b+c\right)^2}{2}\right]\)

\(\Rightarrow3\left(a+b+c\right)^2\le3\left(a^2+2\right)\left[1+\frac{\left(b+c\right)^2}{2}\right]\)

Ta đi chứng minh:

\(3\left(a^2+2\right)\left[1+\frac{\left(b+c\right)^2}{2}\right]\le\left(a^2+2\right)\left(b^2+2\right)\left(c^2+2\right)\)

\(\Leftrightarrow3\left[1+\frac{\left(b+c\right)^2}{2}\right]\le\left(b^2+2\right)\left(c^2+2\right)\)

\(\Leftrightarrow\frac{b^2+c^2}{2}+b^2c^2-3bc+1\ge0\)

Để ý rằng:\(\frac{b^2+c^2}{2}\ge bc\Rightarrow\left(bc-1\right)^2\ge0\) * luôn đúng *

Vậy................

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Thu Trúc
Xem chi tiết
Trúc Huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuyên
Xem chi tiết
trang nguyễn
Xem chi tiết
ngô trần liên khương
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Dũng An
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Bảo Trâm
Xem chi tiết
Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
nongvietthinh
Xem chi tiết