- Đầu tiên cần xác định những biện pháp nghệ thuật:
- Biện pháp so sánh "con sông như dòng sữa mẹ"
Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ gây ấn tượng với người đọc
+ Cho thấy vai trò của dòng sông quê hương như một người mẹ cung cấp dinh dưỡng nuôi lớn những đứa con trưởng thành.
- Kết nối với câu sau: Dòng sông mang đến màu xanh của ruộng lúa và vươn cây => dòng sông mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân sống ở gần sông
- Nghệ thuật so sánh "ăm ắp như lòng người mẹ" + "chở" tình thương trang trải ngày đêm:
+ Khẳng định dòng sông chính là người mẹ thứ hai của những con người sống tại nơi đó. Dòng sông không chỉ cho con người cuộc sống đủ đầy về vật chất mà còn cả tình yêu thương vô bờ bến như nước sông không bao giờ cạn
=> Khẳng định lại vấn đề: Bằng những hình ảnh thơ gần gũi, kết hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, tác giả đã cho chúng ta thấy mối liên kết gắn bò không rời của con người đối với dòng sông quê hương. Dòng sông luôn có một vị trí quan trọng trong trái tim tác giả..
Thơ ca là một phần hiện hữu lại sắc đẹp tuyệt mĩ mà đơn giản của thiên nhiên. Ta thấy điều đó ở bài thơ "Vàm Cỏ Đông" của nhà thơ Hoài Vũ, nổi bật ở đoạn thơ:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Bằng biện pháp so sánh, tác giả gợi hình ảnh con sông một vẻ đẹp đáng quý thân thiết và gắn bó với con người ta như dòng sữa mẹ, như lòng người mẹ. Từ đó ta cảm được rằng con sông có ý nghĩa rất to lớn, gần gũi với mọi người. Không phải sự vật vô tri vô giác, từ tình cảm của mình dành cho con sông nhà thơ nhân hóa sông bằng hành động "chở tình thương trang trải đêm ngày". Khoảng thời gian lặp đi lặp lại liên tục, con sông quê vẫn luôn giúp đỡ mọi người mưu sinh, sống tốt hơn bằng tình thương của mình ở trong lòng sông. Khép lại, đoạn thơ trên có giá trị nội dung tình cảm nhà thơ dành cho sông quê rất sâu sắc đi đôi cùng giá trị nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu sức gợi hình.
✿Tuệ Lâm☕