Các từ "máy móc, chim chóc, chôm chôm, su su" có điểm chung là:
A. danh từ
B. từ ghép phân loại
C. từ ghép tổng hợp
D. từ láy
1.Câu 1. Âm "â" trong tiếng "giây" là bộ phận nào dưới đây?
A. âm đầu
B. âm đệm
C. âm chính
D. âm cuối
2.Câu 2. Các từ "nắng gió, non tơ, giây phút, hé mở" có chung đặc điểm gì?
A. Đều là tính từ
B. Đều là danh từ
C. Đều là từ ghép phân loại
D. Đều là từ ghép tổng hợp
3.Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy
A. thừa thãi, hiếm hoi, lất phất, chang chang, ngẩn ngơ, non tơ
B. thừa thãi, hiếm hoi, lất phất, chang chang, đung đưa
C. nhỏ nhẹ, loang loáng, chầm chậm, lả tả, mơ màng
d. thích thú, xinh xinh, bịn rịn, nao nao, mơ mộng
4.Câu 4. Tìm từ khác loại trong nhóm sau:
A. màu xanh
B. xanh đậm
C. hồng nhạt
D. xanh rì
5.Câu 5. Câu nào dưới đây không có quan hệ từ?
A. Không có mưa bụi lất phất như rây bột.
B. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi.
C. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
D. Lòng tôi vừa ấm lại phút chốc, chợt nao nao buồn.
6.Câu 6. Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng với nghĩa gốc?
A. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
B. Không có một chút rét ngọt.
C. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại.
D. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
7.Câu 7. Chủ ngữ trong câu "Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc." có cấu tạo là:
A. danh từ
B. cụm danh từ
C. đại từ
D. cụm động từ
8.Câu 8. Dòng nào nêu đúng vị ngữ của câu"Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc."?
A. lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc
B. đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc
C. vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc
D. trở lại quê nhà trong thoáng chốc
9.Câu 9. Câu nào dưới đây có vị ngữ được cấu tạo là cụm tính từ?
A. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại.
B. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn.
C. Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
D. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở.
10.Câu 10. Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian?
A. Ở phương Nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.
C. Đến trưa lá đã xòe tung.
D. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
11.Câu 11. Câu "Ở phương Nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi." thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai đang làm gì?
D. Ai thế nào?
12.Câu 12. Câu nào bên dưới có dấu phẩy có chức năng khác với dấu phẩy được dùng trong câu "Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở."?
A. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười.
B. Cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt.
C. Khi ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.
D. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh.
13.Câu 13. Câu văn nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ?
A. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.
B. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
C. Không có mưa bụi lất phất như rây bột.
D. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
Xét về mặt từ loại, nhóm từ: “quốc kì, quốc ca, quốc lộ, quốc gia“ có điểm gì chung?
A. Đều là tính từ
B. Đều là danh từ
C. Đều là động từ
D. Đều là đại từ
Cho câu văn:"Văn chương sáng tạo ra sự sống".Từ "sáng tạo" thuộc từ loại gì?
A)Danh từ
B)Động từ
C)Tính từ
D)Đại từ
Các từ "ồn ào, vắt vẻo, nhẵn nhụi, sạch sẽ" có đặc điểm chung là gì?
A. từ ghép tổng hợp
B. từ ghép phân loại
C. kết hợp của 2 từ đơn
D. Từ láy
Câu hỏi 5
Từ các tiếng "nghiêm, trọng, trang" có thể ghép được tất cả bao nhiêu từ ngữ?
A.4 từ
B.5 từ
C.2 từ
D.3 từ
Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu "Dê mẹ âu yếm khen các con của mẹ thật khôn ngoan, tài giỏi."?
A. 1 từ ghép tổng hợp
B. 2 từ ghép tổng hợp
C. 3 từ ghép tổng hợp
D. 4 từ ghép tổng hợp
Từ 3 tiếng ''thương, yêu, tình'' có thể tạo được bao nhiêu từ ghép?
a/ 2 từ
b/ 3 từ
c/ 4 từ
d/ 5 từ
Câu hỏi 1: Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?
A - Danh từ
B - Động từ
C - Tính từ
D - Đại từ
Câu hỏi 2: Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau?
A - Động từ
B - Đại từ
C - Quan hệ từ
D - Tính từ
Câu hỏi 3: Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào?
A - Đồng âm
B - Đồng nghĩa
C - Trái nghĩa
D - Nhiều nghĩa
Câu hỏi 4: Cho đoạn thơ:
"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim."
Đoạn thơ trên có những động từ nào?
A - Chầm chậm, cheo leo, se sẽ
B - Vào, ta, chim
C - Vào, ngân, họa
D - Vào, lặng im, ngân, họa
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:
"Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi ... tung bay"
A - cờ đỏ
B - khăn đỏ
C - áo đỏ
D - mũ đỏ