I. Trắc nghiệm
Câu 1: Nêu những giải pháp để khôi phục và bảo vệ rừng.
Câu 2: Những giải pháp để phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Câu 3: Những hành động nào làm suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 4: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Câu 5: Thế nào là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
Câu 6: Kể tên các hoạt động làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.
II. Tự luận
Câu 1:
a. Bắt cá bằng điện có phải là hành động vi phạm Luật bảo vệ môi trường không? tại sao?
b. Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi?
Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm nhiệt độ tăng 0,5- 0,7oC trong 50 năm qua và mực nước biển cũng đã dâng khỏang 20 cm trong khoảng thời gian này. Biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa lớn với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
- Nêu các biểu hiện của biến đổi khí hậu Việt Nam trong những năm qua và dự báo mức độ trong những năm tới.
- Dự báo những hậu quả sẽ xảy ra do nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng ở Việt Nam.
Câu 3: Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật (cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, vi khuẩn, hổ, dê, cáo, gà rừng) và xác định các thành phần của lưới thức ăn trên.
Câu 4: Một quần xã ruộng lúa gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống.
Trong đó : - Rong, tảo là thức ăn của các loài cá nhỏ.
- Lúa là thức ăn của châu chấu và chuột.
- Cá nhỏ, châu chấu, trở thành mồi của ếch.
- Châu chấu và ếch, chuột là thức ăn của rắn
- Các sinh vật chết đi làm thức ăn cho vi khuẩn.
- Sắp xếp các sinh vật trên thành 3 nhóm: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
- Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã và chỉ ra các mắt xích chung?
Câu 5:
- Hãy cho biết có những dạng tài nguyên thiên nhiên chính nào, hãy phân biệt chúng và cho ví dụ minh họa.
- Tại sao nói tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là tài nguyên năng lượng sạch?
Câu 6:
- Thế nào là biến đổi khí hậu? Nêu nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Là học sinh em có những hoạt động nào để giảm bớt biến đổi khí hậu
giúp em với ạ