Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ:"Một nghề cho chín còn hơn chín nghề".
mai mình phải viết bài tả về nghề nghiệp, minh ko biết nên tả về nghề gì
các bạn giúp mình với
Câu hỏi 14: Cặp trừ trái nghĩa trong câu “Gần nhà xa ngõ” là cặp từ nào?
Trả lời: Là cặp từ gần - …………..
Câu hỏi 15: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Những người làm cùng một nghề gọi là đồng ……….”
Câu hỏi 16: Điền từ đồng âm vào chỗ trống: Một nghề cho …. còn hơn ……………. Nghề
Câu hỏi 17: Giải câu đố:
Để nguyên là nước chấm rau
Có dấu trên đầu là chỉ huy quân”
Từ để nguyên là từ gì?
Trả lời: từ ………..
Viết một bài cảm thụ ngắn cho đoạn thơ dưới đây:
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta nói là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm...
Tìm các từ có tiếng “dân” có nghĩa sau đây.
a) Chỉ những người dân làm nghề chài lưới, đánh bắt cá trên sông biển: ………......…
b) Chỉ người dân trong toàn đất nước: ……………………………………………………
c) Là người dân thường, không giữ chức vụ địa vị gì trong xã hội: ………………….......
d) Chỉ những người dân theo đạo Thiên chúa: …………………………………...............
Giải nghĩa của từ truyền nghề và đặt câu với nó
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm
cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái.
Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều lần cúng cho thầy mà bệnh tình không thuyên giảm.
Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chịu đi.
Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. Thế là cụ trốn về nhà. Nhưng về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt con mời thầy Vui, học trò giỏi nhất của cụ, đến cúng trừ ma. Cúng suốt ngày đêm, bệnh vẫn không lui.
Sáng hôm sau, bỗng có hai người áo trắng tất tả phi ngựa đến. Hóa ra họ là bác sĩ và y tá bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ. Ngồi bên giường người bệnh, ông bác sĩ ôn tồn giải thích. Gia đình lại đưa cụ lên bệnh viện.
Nửa tháng sau, cụ Ún khỏi bệnh. Về nhà, cụ nói với bà con:
- Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện.
Theo Nguyễn Lăng
Chi tiết nào cho thấy cụ Ún rất sợ đi bệnh viện?
Chi tiết nào cho thấy cụ Ún đã thay đổi cách suy nghĩ?
Bài đọc giúp em hiểu đc gì?
Cảm ơn mọi người!
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm
cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái.
Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều lần cúng cho thầy mà bệnh tình không thuyên giảm.
Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chịu đi.
Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. Thế là cụ trốn về nhà. Nhưng về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt con mời thầy Vui, học trò giỏi nhất của cụ, đến cúng trừ ma. Cúng suốt ngày đêm, bệnh vẫn không lui.
Sáng hôm sau, bỗng có hai người áo trắng tất tả phi ngựa đến. Hóa ra họ là bác sĩ và y tá bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ. Ngồi bên giường người bệnh, ông bác sĩ ôn tồn giải thích. Gia đình lại đưa cụ lên bệnh viện.
Nửa tháng sau, cụ Ún khỏi bệnh. Về nhà, cụ nói với bà con:
- Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện.
Theo Nguyễn Lăng
Cụ Ún làm nghề gì?
thầy cúng. bác sĩ. thầy thuốc. thầy giáo.2. Tìm các từ có tiếng “ dân ” có nghĩa sau : ( ghi vào chỗ chấm )
a. Chỉ những người dân làm nghề chài lưới,đánh bắt cá trên sông biển.
b. Chỉ người dân trong toàn đất nước .
c. Là người dân thường, không giữ chức vụ địa vị gì trong xã hội.
d. Chỉ những người dân theo đạo Thiên Chúa .
a. ...................................... b. .......................................
c. ...................................... d. ......................................
Bác sĩ là một trong những nghề cao quý nhất. Họ là những con người luôn tâm huyết với nghề, tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Em đã cảm nhận rõ được điều đó khi gặp cô Bích- một bác sĩ về mắt trong buổi khám bệnh tuần trước.
Do xem ti vi và chơi điện tử nhiều mà mắt em ngày một kém đi, mẹ nói rằng sẽ cho em đi khám mắt vào cuối tuần. Em rất sợ hãi liệu bác sĩ có mắng mình không? Liệu khám mắt có đau không? Ngồi lên chiếc ghế vừa cao vừa rộng, đối mắt với chiếc đèn lớn trước mắt, em càng lo lắng và căng thẳng hơn. Đang thấp thỏm lo âu, thì bất chợt một nười mặc áo blu trắng bước vào, em đoán chắc hẳn đây chính là bác sĩ của mình đây. Đó là một người phụ nữ còn khá trẻ, vóc người nhỏ nhắn, làn da trắng trẻo, mái tóc ngang vai mềm mại, cô nhìn em bằng ánh mắt dịu dàng như muốn trấn an em. Cô vừa điều chỉnh đèn vừa nhỏ giọng nói:”Đầu tiên cô sẽ kiểm tra mắt của cháu trước, không có gì phải sợ, cố giữ mắt tập trung nhé!”. Em nghiêm túc gật đầu, hít sâu một hơi, cảm giác bồn chồn trong lòng vơi đi phần nào, có lẽ là nhờ giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng của cô mà em thấy bình tĩnh hơn. Việc kiểm tra mắt trở nên nhẹ bẫng và không còn đáng sợ tí nào, xong khâu kiểm tra, cô xoa đầu và khẽ cười khen em dũng cảm. Khi cười lên, cô để lộ hàm răng trắng đều và hai đuôi mắt cong cong lên như vầng trăng chứa đầy trìu mến.
Em được chuyển sang đo độ của mắt, mỗi một lần không nhìn thấy chữ trên bảng thị lực, em sẽ phải đổi một mắt kính có số độ lớn hơn, mỗi lần như vậy trông cô vô cùng lo lắng. Trong suốt 10 phút, cô kiên nhẫn thực hiện đo mắt cho em, thậm chí còn nhắc nhở em hạn chế xem ti vi, chơi điện từ và ngồi học đúng tư thế. Lời nói của cô vừa ân cần lại vừa chu đáo, em có cảm giác người trước mắt như một người mẹ thứ hai của mình, quan tâm con từng li từng tí. Tìm được đúng số độ của mắt rồi, em được đưa đến quầy để chọn gọng kính. Cô không ngần ngại đưa em thử vô số loại gọng khác nhau và còn cẩn thận tư vấn loại hợp với khuôn mặt của em. Đến lúc phải ra về, cô đã giúp gọi điện thoại cho mẹ em tới đón, trong khi chờ mẹ tới, em và cô trò chuyện về đủ loại chủ đề nào là bộ phim hoạt hình sắp chiếu, đồ ăn ngon… để em bớt nhớ mẹ.
Sau buổi chiều hôm đó, em nhận ra cô không chỉ là một bác sĩ giỏi mà còn là một người tâm lý và tận tâm với nghề nghiệp. Em thật mong muốn sau này có thể trở thành người như cô.
Bài văn tả những đặc điểm gì của người được tả em ghi lại những chi tiết câu văn miêu tả các đặc điểm đó