Lê Trung Kiên

bài văn cảm nhận về tình thày trò

Hàn Tử Băng
5 tháng 11 2017 lúc 22:33

uan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy”.

;3

Hội ghét con trai 6b nhấ...
5 tháng 11 2017 lúc 22:00

Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.

     Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

    Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.

     Cuộc đời của mỗi chúng ta chắc chắn sẽ không thể phát triển, chắc chắn sẽ vô ích nếu như không có sự nuôi dưỡng và giáo dục. Vốn tạo hóa đã sinh ra như vậy, là con người, ai cũng có cha, có mẹ, có bạn bè, có người thân. Chúng ta được hưởng công ơn sinh thành, được hưởng sự nuôi dưỡng của cha mẹ để lớn lên từng ngày, được sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, người thân để sống tốt hơn, phát triển hơn. Thế nhưng, chúng ta còn được hưởng một thứ vô cùng to lớn, vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương, sự giáo dục, dạy dỗ của những người thầy giáo, cô giáo trong những mái trường thân thương. Đối với chúng em, đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và quý giá. Nó theo chúng em ngay từ những ngày còn thơ ấu, từ những ngày mới học con chữ đầu tiên. Hình ảnh người thầy, cô giáo đã xuất hiện trong chúng em ngay từ những ngày em tập đọc, tập viết. Có ai thử tưởng tượng đến hình ảnh những người thầy đêm đêm thao thức với ngọn đèn dò từng chữ một trên bài làm của học sinh, soạn ra những bài học, những kiến thức mới chuẩn bị cho tiết giảng của ngày hôm sau, hay tìm ra những phương pháp, cách dạy, cách học tốt nhất nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt hơn. Có ai tưởng tượng đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, đôi mắt hướng cái nhìn trìu mến về phía học sinh của mình.

     Thầy cô vất vả, cực nhọc vì học trò là thế, vậy mà lắm khi chúng em lại gây ra những điều sai trái khiến thầy cô lại phải lo lắng, bận lòng. Lắm khi chúng em không trật tự nghe giảng, lắm khi chúng em nói năng vô lễ, hành xử sai trái khiến thầy cô phải suy nghĩ, nhắc nhở. Thế nhưng, tình cảm của thầy cô đối với chúng em cũng không vì thế mà phai nhạt, tình cảm ấy cứ mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn.

     Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!

Viên phấn nào trên tay

Thầy dạy em học chữ

Bụi phấn nào bay bay

Vương tóc thầy trắng xóa.

Bao mùa thu đi qua

Thầy xưa nay đã già

Khai trí em thêm sáng

Cho cây đời nở hoa.

                                

dam quang tuan anh
5 tháng 11 2017 lúc 22:00

 Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn,  thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.  

       Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

       Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!

Nguyễn Xuân Toàn
5 tháng 11 2017 lúc 22:04

    Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.

     Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

    Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.

     Cuộc đời của mỗi chúng ta chắc chắn sẽ không thể phát triển, chắc chắn sẽ vô ích nếu như không có sự nuôi dưỡng và giáo dục. Vốn tạo hóa đã sinh ra như vậy, là con người, ai cũng có cha, có mẹ, có bạn bè, có người thân. Chúng ta được hưởng công ơn sinh thành, được hưởng sự nuôi dưỡng của cha mẹ để lớn lên từng ngày, được sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, người thân để sống tốt hơn, phát triển hơn. Thế nhưng, chúng ta còn được hưởng một thứ vô cùng to lớn, vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương, sự giáo dục, dạy dỗ của những người thầy giáo, cô giáo trong những mái trường thân thương. Đối với chúng em, đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và quý giá. Nó theo chúng em ngay từ những ngày còn thơ ấu, từ những ngày mới học con chữ đầu tiên. Hình ảnh người thầy, cô giáo đã xuất hiện trong chúng em ngay từ những ngày em tập đọc, tập viết. Có ai thử tưởng tượng đến hình ảnh những người thầy đêm đêm thao thức với ngọn đèn dò từng chữ một trên bài làm của học sinh, soạn ra những bài học, những kiến thức mới chuẩn bị cho tiết giảng của ngày hôm sau, hay tìm ra những phương pháp, cách dạy, cách học tốt nhất nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt hơn. Có ai tưởng tượng đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, đôi mắt hướng cái nhìn trìu mến về phía học sinh của mình.

     Thầy cô vất vả, cực nhọc vì học trò là thế, vậy mà lắm khi chúng em lại gây ra những điều sai trái khiến thầy cô lại phải lo lắng, bận lòng. Lắm khi chúng em không trật tự nghe giảng, lắm khi chúng em nói năng vô lễ, hành xử sai trái khiến thầy cô phải suy nghĩ, nhắc nhở. Thế nhưng, tình cảm của thầy cô đối với chúng em cũng không vì thế mà phai nhạt, tình cảm ấy cứ mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn.

     Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!

Viên phấn nào trên tay

Thầy dạy em học chữ

Bụi phấn nào bay bay

Vương tóc thầy trắng xóa.

Bao mùa thu đi qua

Thầy xưa nay đã già

Khai trí em thêm sáng

Cho cây đời nở hoa.

hungminecraft
5 tháng 11 2017 lúc 22:04

Giữa dòng đời bươn trải, tâm hồn người cũng ngập chìm vào những lo toan, tính toán chuyện áo cơm, lợi danh, chuyện bán buôn cả tình cảm, trí tuệ … Thời gian làm tôi gợi nhớ, có thể dẫn dắt tôi về với những ký ức xa xưa, thời gian đã làm được điều đó, bao kỉ niệm ùa về trong tâm trí. Hình ảnh người thầy hiện ra trước mắt tôi cùng với bao buồn vui của kỉ niệm thân thương một thời … 


Thầy tôi, một người thầy đặc biệt, một người đã để lại cho tôi nhiều tình cảm và cái ấn tượng cực kì sâu sắc, tốt đẹp. Năm học ấy, một năm học mang đến cho tôi không ít điều mới lạ, nhiều điều tưởng chừng như rất đỗi mộc mạc, giản đơn nhưng lại đậm ý nghĩa sâu sắc.


Những ngày đầu tôi bước chân vào lớp 8, lớp tôi là tập thể hội tụ nhiều học sinh đầy “cá tính” và một người thầy chủ nhiệm có phong thái, cốt cách khá lạ đối với tôi. Điều đó làm tôi nảy ra những suy nghĩ vô tư, trẻ con về thầy. Nhưng rồi sau một thời gian, lúc tôi bắt đầu hiểu thầy hơn, cũng là lúc tôi nhận ra một điều, chính nhờ thầy mà lớp tôi luôn được xem là một tập thể tốt, một tập thể dẫn đầu trong các lớp đại trà của khối 8.


Nói về một kỉ niệm đáng nhớ, tôi không thể nói, bởi tôi không có 1 kỉ niệm mà là có quá nhiều, quá nhiều kỉ niệm về thầy . Biết nói làm sao cho hết đây, khi những kỉ niệm đó khắc sâu vào tâm trí tôi ? Ngày ấy… giờ chỉ còn là kỉ niệm, chuyện cũ giờ chỉ còn là vần thơ… Kỉ niệm thân thương ơi, đưa tôi về với những buồn vui, với những nụ cười … với những dìu dắt nâng niu…


Ngày trước, môn Văn đối với tôi như một cái gì vô cùng khô khan, chán ngán, tôi học tệ với bộ môn này, chẳng lấy nổi một chút thích thú để học, những bài văn của tôi không bao giờ lên đến điểm 6. Thế đấy, dường như đó là một thứ gì đó rất xa xỉ. Hoài Thanh từng nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”, nhưng tôi có thấy thế đâu, tôi có nhận được gì đâu !? Văn chương không cho tôi tình cảm mà tôi không có, mà ngược lại, đó chỉ là một sự khô khan, không cảm xúc; luyện cho tôi những tình cảm tôi sẵn có ? Hay là sự buồn chán và nhạt nhẽo hơn thế nữa ? Tất cả dường như là vô vọng, tôi trở nên bất lực, không một chút tiến triển về bộ môn này. Nhưng lạ thay, khi được bàn tay thầy dìu dắt, tôi như trở thành một người khác, một sự thay đổi lớn đến kinh ngạc trong tôi. Tất cả là nhờ công ơn của thầy, nhờ thầy mà tôi đã vứt bỏ những suy nghĩ tiêu cực về môn Văn tự bao giờ không biết, nhờ thầy mà tôi có nhiều xúc cảm hơn khi làm Văn, cứ thế… cứ thế, môn học này bỗng dưng trở thành môn học yêu thích của tôi, khi cách viết Văn của tôi thay đổi như “lột xác” thì đó cũng là lúc tôi yêu bộ môn này.


Tiếng của thầy tôi ấm áp lắm, truyền vào trang vở với bao khát vọng, với bao tình yêu thương học trò và sự nhiệt huyết, đó như một cơn gió ươm mầm sống cho tương lai vì cả một thế hệ khôn lớn thành người. Nhớ làm sao vào những ngày thứ 7, mỗi ngày là một câu chuyện về học tập, về xã hội, về cuộc sống, về những con người nghèo khó, bất hạnh và về cách sống đẹp mà thầy mang đến cho chúng tôi. Thầy tôi thích đọc báo, thầy cập nhật mọi tin tức về các lĩnh vực hằng ngày, nên khi có những bài viết hay và ý nghĩa là thầy liền phô-tô cho chúng tôi xem, và cứ thế, lớp tôi như trở thành những người khách đọc báo miễn phí, chẳng bao giờ tốn tiền cả. 


Thầy tôi – người lái đò thầm lặng, thầy luôn bao dung và nặng lòng với cuộc sống, với những học trò đã được bàn tay thầy nâng niu dìu dắt, những người thành đạt, và cả những người vô danh. Thầy đã cho đi quá nhiều và không đòi hỏi được nhận lại, chỉ mong sao các học trò của mình lớn khôn và có ích cho xã hội. Bất chợt một xúc cảm lạ, tôi cảm giác như 1 thứ gì đó trộn lẫn vào nhau, từ chuyện buồn đến chuyện vui, tất cả hòa quyện vào nhau và tạo nên thứ tình cảm mà tôi không biết phải dùng một mĩ từ nào để có thể diễn tả được cái tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng ấy. Tình cảm thầy trò, một trong những tình cảm thiêng liêng, trong sáng và cao đẹp nhất. 


Trong giây phút này tôi chỉ biết lặng im, biết nói sao đây những nỗi niềm thầm kín, một điều mà chúng tôi chưa bao giờ được cất lên, chưa bao giờ, chưa bao giờ cả… Nghĩ lại mà thấy chúng tôi vô tâm quá, thầy luôn quan tâm đến chúng tôi, nhưng ngược lại, chúng tôi chẳng bao giờ màn tới những cảm xúc của thầy, kể cả những lúc thầy buồn vì chúng tôi, điều đó cũng chẳng là gì, chúng tôi cũng không quan tâm. Xin lỗi thầy nhiều lắm thầy ơi ! Chúng em xin lỗi thầy vì sự nghịch ngợm, vì sự vô tâm, vì tất cả những gì chúng em đã làm cho thầy buồn, xin lỗi thầy vì tất cả, kể cả những lỗi mà chúng em không có, dù en vẫn biết đây chỉ là một lời xin lỗi muộn màng… Nhưng, sau tất cả những chuyện mà chúng tôi gây ra, thầy vẫn không hề giận chúng tôi… 


Mùa hè đến vội vàng, những ngày cuối cùng lớp được ở bên thầy, tôi nghe trong lòng mình nặng tríu nỗi buồn, mọt nỗi buồn miên man, sâu thẳm … Rồi cái ngày ấy cũng đến, cái ngày mà thầy chia tay lớp tôi, trước buổi tiệc liên hoan, thầy đã tâm sự với lớp, thầy cũng đã nói, nói ra những điều mà trước giờ thầy chưa bao giờ nói cho chúng tôi nghe, chưa bao giờ nói cho chúng tôi biết. Chẳng hiểu sao họng tôi nghẹn ứ lại, khóe mắt tôi cay nồng, tôi khóc ư ? Không, không phải đâu, rõ ràng tôi đã gượng cười để nuốt những giọt nước mắt ấy vào tim rồi đấy thôi, không thể nào gọi là khóc được … 


Thời gian lướt qua ta như một cơn gió, và chẳng bao giờ quay trở lại. Còn đọng lại một chút gì, còn ai nhớ về những kỉ niệm đó, một giọng nói, một ánh mắt, một nụ cười và giọt mồ hôi của người lái đò thầm lặng – người thầy năm ấy vẫn âm thầm, miệt mài và tận tụy với sự nghiệp trồng người của mình. Có đôi lúc, tôi vẫn thường bắt gặp thầy với những bước đi vội vã dưới hàng cây xanh, một cơn gió đìu hiu thổi qua, và những lá phượng rơi rơi sao tha thiết, tôi đứng nhìn thầy ở một nơi nào đó, dường như rất gần và cũng rất xa… thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ…


Dẫu cho năm tháng vô tình trôi mãi, hình bóng thầy sẽ chẳng thế nào phai, như những công ơn lớn lao mà thầy đã mang đến, em sẽ viết thật lớn tên thầy vào tim. Mai đây em ra đi trên đường đời lạnh lùng, mang theo bao yêu thương kỉ niệm xưa ấm êm, sẽ mãi lời thày dìu dắt em hôm qua. Những ngày tháng êm đềm xưa ấy, sẽ không bao giờ tan biến đi, người thầy luôn ở trong tim em, thầy ơi !

hungminecraft
5 tháng 11 2017 lúc 22:04

Thầy cô kính mến!

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, con đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Ở đó là đức hy sinh bao la của mẹ, là tình yêu thương vô bờ bến của cha, là một tổ ấm gia đình hạnh phúc. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng con nên người và cũng chính khi đó con ngỡ rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là những người dành cho con tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, con mới biết trong cuộc này, những người đồng hành cùng con trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

“Có một nghề bụi phấn dính đầy tay

Người ta gọi là nghề cao quý nhất

      Có một nghề không trồng hoa trên đất

    Mà trồng cho đời những đóa hoa thơm.”

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bao bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Thầy cô luôn dành cho chúng con những tình cảm cao đẹp và thiêng liêng nhất như tình yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những tâm hồn bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Ấy thế mà, đôi lúc những đứa học trò nghịch ngợm chúng con khiến thầy cô phải phiền lòng. Hơn một lần chúng con bắt gặp ánh mắt thất vọng của thầy cô và cũng có đôi lần chúng con trông thấy những giọt nước mắt đang lăn nhẹ trên khuôn mặt mệt mỏi của người vì sự lười biếng ham chơi của những đứa trẻ mới lớn chúng con. Thế nhưng thầy cô à, dù cũng không ít lần chúng con khiến thầy cô lo lắng, bận tâm nhưng thầy cô hãy cứ luôn vững tin vào chúng con. Chúng con sẽ không ngừng cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội như thầy cô vẫn hằng mong muốn.

Thầy cô kính mến!

Bánh xe thời gian cứ lặng lẽ trôi. Mới đấy thôi mà cũng đã hết 3 năm chúng con gắn bó, học tập dưới mái trường Thượng Cát thân yêu. Nếu như ngày đầu bước chân vào cánh cổng trường với biết bao sự háo hức khi được học tập ở một môi trường mới thì ngày ra trường đôi chân chúng con như nặng trĩu, không muốn rời mái nhà chung thân yêu đã 3 năm gắn bó. Chúng con làm sao quên được những ngày tháng với đầy ắp những kỉ niệm bạn bè, tình thầy trò thiêng liêng, cao quý. Đâu đó vẫn hiện lên trong tâm trí của chúng con là những giờ chào cờ đầu tuần, những tiết học lí thú, những buổi sinh hoạt tập thể ý nghĩa. Là những lần đi học muộn bị đứng phạt dưới cột cờ, là những lúc trốn học ra ngồi quán nước bị thầy cô bắt gặp, là những giờ kiểm tra không học bài bị điểm kém,... Và còn cả những hàng ghế đá, những hàng phượng vĩ nở đỏ rực cả một góc trời những khi hè đến. Ngày chia tay mái trường, chia tay thầy cô, có những niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Nước mắt đã rơi, nụ cười đã tắt, những cái ôm siết chặt như không muốn rời.                                       

                                          “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

                                            Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Giờ đây những kỉ niệm về một thời được học tập và sinh hoạt tại mái trường THPT Thượng Cát thân yêu, những tình cảm thiêng liêng cao đẹp giữa chúng con – những học sinh khóa 8 đã trưởng thành từ nơi đây – với thầy cô sẽ mãi là một miền đất tâm hồn nơi cất giữ những kí ức tươi đẹp trong suốt quãng thời gian 3 năm vừa qua. Dù một mai chúng con có mỗi đứa một phương, một công việc, dù tháng năm có đổi thì chúng con sẽ vẫn mãi luôn nhớ về thầy cô – những người đã coi chúng con như máu thịt, như một phần của cuộc đời. Thầy cô sẽ luôn là điểm tựa, là động lực giúp chúng con vững bước vào đời bởi với chúng con “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

“Con đò mộc – mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông.”

Chúng con – lớp học sinh khóa 8 xin chúc nhà trường và thầy cô sẽ luôn là những người chèo đò vĩ đại để đưa con đò tri thức cập bến bờ thành công. Công ơn to lớn và những bài học đạo đức làm người của thầy cô chúng con sẽ luôn ghi nhớ trong lòng để một mai trở thành một người công dân tốt của đất nước.

Ngàn lời biết ơn thầy cô – những nhà giáo tận tâm!

hungminecraft
5 tháng 11 2017 lúc 22:05

     Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

     Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn,  thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

      Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.  

       Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

       Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!

Phạm Tuấn Đạt
5 tháng 11 2017 lúc 22:08

Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

     Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn,  thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

      Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.  

       Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

       Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!

Hàn Tử Băng
5 tháng 11 2017 lúc 22:32

Dân ta xưa có câu “một ngày nên nghĩa”, lại có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ thầy đã dạy trò, trò đã học thầy suốt 3 đến 4 năm. Từng đó thời gian, bao nhiêu kiến thức, bao nhiêu kỷ niệm vui buồn giữa thầy và trò, gắn với tuổi thơ một đi không trở lại của con người.

Vì thế không phải khách đi đò đã sang sông là không bao giờ trở lại bến cũ và người lái đò chở bao lượt khách qua sông, rồi không nhớ gì về những người khách quý đã một lần đi trên chuyến đò của mình. Không! quan hệ giữa thầy và trò không giống như quan hệ giữa người lái đò và khách đi đò (dẫu chỉ là ẩn dụ) mà có ý nghĩa cao hơn nhiều vì đây là quan hệ giữa người có trách nhiệm giáo dục đào tạo và những người được thụ hưởng sự giáo dục đào tạo đó. Phẩm đúc tôn sư trọng đạo được nảy nở, vun trồng từ hàng nghìn năm của dân tộc đã thấm sâu trong huyết quản của mỗi người dân Việt, vì thế quan hệ đó còn vương vấn trong tâm hồn người dạy, người học nhiều năm sau khi đã rời xa mái trường, có khi đến hết cuộc đời.

Xét về lý, thầy đã làm xong nghĩa vụ xã hội của mình mà trò cũng không còn liên quan gì đến người đã đào tạo mình, vì trò lại phải có nhiệm vụ mới, quan hệ mới ở nơi học tập, công tác mới. Tuy vậy, trong nhiều lĩnh vực mới, những quan hệ mới, với những tư cách mới, họ vẫn còn có thể gặp nhau và có khi còn phải quan hệ với nhau. Vì vậy, mối quan hệ thầy – trò sau khi học trò đã ra trường vẫn còn tiếp tục và đòi hỏi thầy và trò phải có sự ứng xử thích hợp với hoàn cảnh mới, thích hợp với đạo lý và tình cảm của con người.

Trước nhất, nói về quan hệ thầy trò trong quan hệ với bản thân mỗi người. Tôi nói quan hệ với bản thân vì ngay trong cả trường hợp sau khi chia tay, thầy trò không bao giờ gặp nhau thì trong tâm tưởng họ vẫn nghĩ đến nhau. Trong đời chúng ta, ai chẳng có lúc nhớ đến một vài thầy cô giáo cũ, một vài học trò cũ và những kỷ niệm thầy trò ấy từng có lúc sưởi ấm lòng ta, như một tài sản tinh thần quý giá của ta. Xưa từng có chuyện những người học trò đã thành danh bỗng chốc một ngày nhớ đến thầy giáo cũ và trở về mái trường xưa để gặp thầy, dù chỉ lần. Chúng ta còn nhớ câu chuyện học ngày nhỏ: “Thưa thầy! em là Cacnô đây” kể chuyện người học trò thành danh trở về thăm thầy giáo cũ. Rồi chuyện cô học trò nhỏ khi trở thành bác học đã về thăm người thầy đầu tiên của mình. (Người thầy đầu tiên – Aimatop)

Ở đây tôi muốn bàn về quan hệ thầy – trò sau khi trò đã ra trường, với những chuyện đang diễn ra hằng ngày, trong thực tế đời sống, trong các mối quan hệ dằng dịt của xã hội đương thời.

Quan hệ đó thường diễn ra như sau:

Trường hợp thứ nhất: Một số học sinh sau khi ra trường, không nhớ về trường cũ, thầy cô giáo cũ nữa, không một lần về thăm trường cũ dù trong những dịp hội trường, những ngày kỷ niệm lớn của trường đã được thông báo rộng rãi và bạn bè nhắc gọi, có thể vì mặc cảm tự ti (không thành đạt), nhưng cũng có thể vì… vô cảm, một căn bệnh có nhiều hơn ta tưởng trong xã hội đương đại.

Trường hợp thứ hai, phổ biến hơn là trong những dịp hội trường, hội lớp, học sinh cũ thường hội họp, có mời một số thầy cô giáo cũ đến gặp mặt. Đây là dịp thầy trò, bè bạn gặp nhau rất vui vẻ, cùng ôn lại kỷ niệm cũ, cùng thăm hỏi nhau về cuộc sống hiện tại. Đó là một tập quán tốt đẹp thường có trong xã hội ta vốn có tính cộng đồng cao. Các lớp đồng môn đó còn có kế hoạch thông tin cho nhau về tình hình thầy, bạn và tổ chức thăm hỏi khi thầy, bạn có việc hiếu, việc hỉ, đó là điều rất tốt làm cho mọi người gần nhau hơn và có thêm niềm vui trong cuộc sống.

Cá biệt, có học sinh tình cờ gặp thầy cô giáo cũ trên đường thì lờ đi, tránh mặt vì sợ thầy cô giáo nhờ vả…Thậm chí có học sinh oán hận thầy giáo khi xưa đã từng phạt mình vì lỗi gì đó nên có hành động cử chỉ “trả đũa” như xui bạn gọi tên thầy cô giáo giữa đường, giữa phố rồi cười hô hố với nhau. Ta loại trừ những trường hợp vô văn hóa, vô đạo đức này mà chỉ bàn đến những con người bình thường có đạo đức, có văn hóa trong quan hệ với các thầy cô giáo cũ của mình.

Ngày 20/11 hằng năm, nhiều thầy cô giáo được tiếp đón những người khách quý là những học trò cũ đã học mình từ vài chục năm về trước, trong đó có nhiều người đã đứng tuổi, đã thành danh và điều này thiết tưởng không chỉ có tác dụng động viên đối với thầy mà cả đối với trò vì nói như ai đó, trong hạnh phúc, tình yêu, cho cũng chính là nhận, huống chi đây lại là sự đền đáp và hơn nữa là sự nêu gương đối với thế hệ sau.

Bản thân thầy không mong chờ sự đền đáp vì xét cho cùng mình dạy trò cũng vì nghĩa vụ xã hội, nhưng nếu lúc nào đó nhận được sự đền đáp thì đó là một quà tặng của cuộc sống, một thứ “của để dành” về tinh thần.

Trên đời, mỗi người có một con đường, một số phận, học trò thuộc thế hệ mới, có điều kiện phát triển hơn trên nhiều lĩnh vực mới của cuộc sống, còn thầy thường vẫn đứng mãi trên bục giảng cũ với cấp học cũ. Vì thế không khỏi nảy sinh trong thầy sự mặc cảm, tự ti, còn trong trò có thể mặc cảm “thương hại”. Cả hai thứ mặc cảm đó đều nên loại trừ vì mỗi người có một hoàn cảnh, một nhiệm vụ do xã hội quy định, thậm chí một ngưỡng đã được số phận mã hóa. Tiêu chí đánh giá con người là trên cương vị được giao, trên công việc đang làm. Một ông chủ tịch tỉnh hoàn thành không tốt chức trách thì không được đánh giá cao bằng một người thợ rèn cần cù lành nghề, hằng ngày cho ra lò nhiều sản phẩm dao, kéo bén sắc. Nói như thế không có nghĩa là người thầy không phát triển , không cần  phát triển. Người thầy dạy tiểu học 30 năm không thể chỉ dạy bằng đồng nghiệp hành nghề mới có 10 năm. Về trình độ văn hóa cũng vậy, người thầy tiểu học ngày xưa tốt nghiệp sư phạm sơ cấp (7+1) nay cũng nên có trình độ ĐH Sư phạm. Như thế, trong con mắt của trò cũ, người thầy càng lớn cao hơn và tình cảm mến phục cũng nhiều hơn. Thầy giáo văn cũng vậy và hơn ai hết, thầy văn phải sống nhiều, hiểu nhiều, đọc nhiều…nếu không khi gặp lại trò cũ đã trải qua đường đời và được nâng cao trình độ, thầy không hòa nhập được và câu chuyện giữa thầy và trò trở nên nghèo nàn tẻ nhạt.

Mặt khác, thầy và trò gặp nhau sau khi trò ra trường, có khi trên những cương vị hoàn toàn khác, với tư cách hoàn toàn khác.

Ví dụ trò cũ có con đang học thầy cũ thì ngoài quan hệ thầy trò cũ còn có quan hệ mới giữa phụ huynh và thầy giáo. Vậy phải ứng xử cho đúng quan hệ mới đó, vì lợi ích giáo dục con mình. Trò không vì tình cảm thầy trò cũ mà yêu cầu thầy nương nhẹ với con mình và thầy cũng không vì tình cảm ấy mà nuông chiều con của trò. Trái lại làm sao mối quan hệ đó được đứa con nhận biết – tất nhiên – càng làm cho nó tự hào, kính mến thầy hơn và cố gắng tu dưỡng học tập.

Có khi thầy phải quan hệ với trò cũ như một công dân với người có chức trách của nhà nước. Trong trường hợp này thầy phải tạm cất đi cái quan hệ thầy – trò mà đề đạt và đề nghị giải quyết công việc trên cương vị công dân, trong phạm vi nguyên tắc. Chính tư thế đó càng làm cho trò cảm phục, suy nghĩ và giải quyết thấu đáo, có tình có lý. Nên nhớ rằng trong đáy lòng người học trò, một người Việt Nam vốn có truyền thống duy cảm, thì tình cảm thầy trò cũ vẫn có một vị trí đáng kể. Còn nếu người học trò đó hoàn toàn gạt bỏ tình cảm mà chỉ một mực xử theo lý thì người trò đó cũng nên xem lại mình ngay cả trên tư cách người cán bộ nhà nước chứ chưa nói trên tư cách người học trò cũ. Bao giờ cũng vậy, đạt lý thì phải thấu tình. Lại nữa, người thầy cũ khi đó là người dân, mà người dân thì được quyền đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của công dân đã được pháp luật quy định.

Một trường hợp tế nhị nữa là theo sự phát triển của xã hội, có khi người thầy cũ trở thành trò của người học trò cũ. Trong trường hợp này có hai mối quan hệ lồng vào nhau, quan hệ thầy cũ – trò cũ, quan hệ thầy mới – trò mới, nhưng ở đây quan hệ mới phải đặt lên hàng đầu, nhất là trong các yêu cầu của giáo dưỡng, của trau dồi kiến thức. Người thầy khi đó hơn ai hết phải gương mẫu trong học tập, nghiêm túc thực hiện yêu cầu học tập và không mong chờ (chứ không đòi hỏi) một sự chiếu cố. Đã có câu chuyện thầy làm bài yếu, trò cũ (lúc này là thầy dạy) đã nâng điểm, nhưng thầy cũ (lúc này là trò) đã xin rút điểm cho đúng thực chất của bài làm. Người trò cũ càng cảm thấy cảm phục thầy với ý nghĩ “thầy vẫn là thầy giáo của em” và tất nhiên, anh sẽ tìm cách phụ đạo, cung cấp tài liệu…để thầy nắm chắc bài hơn và đó là cách ứng xử đúng với trách nhiệm mới, đúng với tình cảm thầy – trò.

Có trường hợp thầy – trò cũ lại cùng công tác trong một cơ quan, một chi bộ với tư cách đồng nghiệp, đồng chí hoặc thủ trưởng – nhân viên…Ta không có thời gian để đi vào từng trường hợp cụ thể nhưng phương hướng chung là quan hệ hiện tại với những nguyên tắc của nó phải đặt lên trên, nhưng quan hệ cũ vẫn không mất đi mà phải càng làm cho quan hệ mới tốt hơn. Bên cạnh đó, ngoài công việc chung và trách nhiệm trên cương vị mới ở cơ quan, hai người vẫn có thể duy trì quan hệ tình cảm cũ trong đời sống riêng, điều đó càng làm cho họ có thêm nguồn tình cảm, một nguồn lực sống.

Tóm lại, quan hệ thầy cũ – trò cũ là mối quan hệ trong sáng, đẹp đẽ nếu không nói là thiêng liêng. Hãy giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp đó như một vốn quý của đời, một nguồn tình cảm động viên ta trong cuộc sống. Trong sự phát triển của đời sống xã hội, trong dòng chảy của thời gian, quan hệ đó không mất đi mà đan cài vào các quan hệ mới giữa người đã là thầy và người đã là trò, nó không làm sai lệch của quan hệ mới mà chỉ làm cho quan hệ mới đó mềm mại hơn, tế nhị hơn, tốt đẹp hơn và đó cũng là điều mong muốn của chúng ta khi bàn đến mối quan hệ thầy – trò sau khi học trò đã ra trường, bước vào cuộc sống.

;3

tran ha my
5 tháng 11 2017 lúc 22:32

LÊN GOOGLE KHÁC CÓ BN Ạ LẠI CÒN HAY NỮA!


Các câu hỏi tương tự
Bạch Tố Như
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Moon
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Thành Nguyễn
Xem chi tiết
白云尼^^
Xem chi tiết
Loc Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Dần
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết