Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?
A. Phan Bội Châu viết bài thơ này từ biệt bạn bè, đồng chí khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật.
B. Phan Bội Châu từ biệt một số bằng hữu Trung Quốc, khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về nước xét xử.
C. Phan Bội Châu từ biệt bạn bè ở Trung Kì ra Bắc để chuẩn bị thành lập Duy Tân hội.
D. Phan Bội Châu từ biệt lúc đưa Cường Để lên đường sang Nhật.
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu.
Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà? Làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên.
Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm sáng tỏ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ý nào sau đây chưa chính xác về tác giả Phan Châu Trinh?
A. Ông sinh năm 1872, mất năm 1926.
B. Ông lấy hiệu là Tây Hồ
C. Ông làm quan trong nhiều năm và đóng góp nhiều cho triều đình.
D. Ông làm quan một thời gian ngắn, rồi từ quan đi làm cách mạng.
Ý nào sau đây không đúng khi Phan Châu Trinh tỏ ra là một nhà diễn thuyết?
A. Có tài hùng biện
B. Có tư tưởng sâu sắc
C. Có tâm hồn lãng mạn
D. Có cảm xúc nồng nhiệt
Địa danh nào sau đây là quê hương của Phan Bội Châu?
A. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Đan Nhiệm (xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn, Nghệ An.
Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?
A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.
B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
C. Sinh năm 1867, mất năm 1940.
D. Sinh năm 1912, mất năm 1939
Lời giải thích nào sau đây về khái niệm luân lí không đúng với quan niệm của Phan Châu Trinh trong bài diễn thuyết "Về luân lí xã hội ở nước ta"
A. Luân lí là luân thường đạo lí.
B. Luân lí đồng nghĩa với đạo đức.
C. Luân lí là những quy tắc về quan hệ đạo đức giữa người với người trong xã hội.
D. Luân lí là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức được xây dựng trong suốt một quá trình lâu dài.