Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cô Tuyết Ngọc

loading...

Bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nằm trong sách Ngữ Văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Bài thơ được trích từ tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh (Nhà Xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2017, trang 24-25).

Những ngày gần đây, bài thơ đang gây ra những tranh cãi về nội dung, nghệ thuật. Các em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về bài thơ này nhé.

Nguyễn Minh Dương
10 tháng 10 2023 lúc 15:21

   Bài thơ ''Bắt nạt'' của Nguyễn Thế Hoàng Linh nói  về vấn nạn bắt nạt học đường từ xưa tới nay. Dạo gần đây lại gây tranh cãi mạnh mẽ từ phía các bậc phụ huynh cha mẹ.Tại sao lại vậy nhỉ? Theo em được biết thì các câu thơ có thể gây tranh cãi đó là: Nhảy híp - hóp cho hay; Sao không trêu mù tạt; Vì bắt nạt dễ lây; khổ 7; Vì bắt nạt rất hôi. Xuyên suốt cả bài thơ tác giả có ngụ ý trỉ trích vấn nạn bạo lực học đường nhưng cái không hay ở đây là tác giả thể hiện chưa phù hợp với các em. Ví dụ như khổ thứ 7 chẳng hạn. Có thể hiểu rằng khổ thơ này có hàm ý khiêu khích, đối chấp nên khiến dư luận bùng nổ là điều đương nhiên. Theo em, NXB Giáo dục cần có biện pháp khắc phục. 

Nguyễn Đăng Nhân
10 tháng 10 2023 lúc 16:19

Bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh được nhiều người cảm thấy rằng nội dung và cách gieo vần khó hiểu, lủng củng. Điểm nhấn của bài thơ là việc ngăn chặn hành vi bắt nạt, điều mà chúng ta đều đồng ý. Tuy nhiên, cách trình bày và diễn đạt của tác giả đã tạo ra nhiều tranh cãi.

Cách gieo vần: Trong thơ ca, gieo vần là một phần quan trọng để tạo ra cho người đọc sự mượt mà, hứng thú khi đọc. Trong trường hợp này, tác giả gieo vần từ "bắt nạt" với các từ như "trêu mù tạt", "dễ lây", "dễ hôi", gây ra sự không mượt mà, khó ngấm và thậm chí phản cảm.

Nội dung: Thông điệp chống bắt nạt trong bài thơ là rất ý nghĩa. Tuy nhiên, 2 khổ thơ cuối khi tác giả kêu gọi người bắt nạt hãy bắt nạt mình vì đã quen với việc bị bắt nạt lại tạo ra một cảm giác mâu thuẫn. Thay vì đem lại sự đồng cảm cho người bị bắt nạt, nó lại khó hiểu và lạc lõng.

Thơ trong sách giáo trình không chỉ cần nổi bật về mặt học thuật mà còn cần đem lại những bài học giáo dục cho học sinh. Khi một bài thơ tạo ra hàng loạt tranh cãi về sự phù hợp, điều này cần được xem xét kỹ lưỡng.

Đó là những vấn đề mà mọi người tranh cãi, còn em nếu được đưa ra suy nghĩ thì bài thơ "Bắt nạt" thì vẫn là một bài thơ hay giáo dục cho học sinh về phòng chống bắt nạt học đường bằng những chi tiết hay, dí dỏm, em vẫn rất thích bài thơ này.

Hàng Tô Kiều Trang
10 tháng 10 2023 lúc 16:48

Khi được đưa vào nội dung sách giáo khoa thì theo em về hình thức, ngôn ngữ, nghệ thuật và điển hình là cốt ý của bài thơ "Bắt nạt" hoàn toàn là phù hợp. Cũng như theo phong cách giáo dục mới, cởi mở hơn. Chúng ta không thể yêu cầu lối tư duy, sáng tạo, cách học mới mà không có sự đổi mới trong chương trình dạy. Và qua hình thức của bài thơ, những từ mở và gần gũi với học sinh hiện nay như "híp hóp, mù tạt" hay ở phần kết ấn tượng "vì bắt nạt rất hôi" để lại cho em nhiều luồng suy nghĩ. Phong cách ngôn ngữ trong bài không gò bó theo lối cũ mà trở nên mạnh mẽ, có nhiều phần suy nghĩ cứng rắn hơn. Cốt mục đích có lẽ để đưa đến nội dung "không nên bắt nạt" đến những bạn thường bắt nạt kẻ khác. Ví như nạn bắt nạt học đường, tâm tính của những người bắt nạt nào có thể được thay đổi bằng những lời lẽ thân thương dịu dàng. Có thể vì thấu điều ấy và cũng như là giảm đi một trong các tệ nạn học đường, họ cho vào sách giáo khoa của lớp 6 dạy dỗ từ sớm cho các bạn. Thay vì bắt nạt để thể hiện bản thân thì hãy làm điều tốt đẹp, có ích hơn!. Đó cũng là thông điệp, ý nghĩa nội dung của bài thơ. Mang tính liên hệ thực tế cao phù hợp lối giảng dạy mới. Và mọi sự thay đổi đều đem đến ít nhất một điều tốt đẹp. Tuy nhiên, xu hướng khá tiêu cực của bài thơ vẫn thể hiện khá rõ đặc biệt ở khổ thơ cuối. "Bị bắt nạt quen rồi" câu thơ thể hiện như một lời tâm sự của một bạn học thường xuyên bị bắt nạt. Điều ấy dấy lên cho em suy nghĩ khổ thơ này vừa đem đến sự đồng cảm thấu hiểu cũng lại vừa cho các bạn học sinh hiểu sớm hơn về sự "tiêu cực" trong học đường. Hay nói cách khác, các bạn được hiểu hơn về tình yêu thương nhưng cũng lại được lớn sớm hơn khi hiểu "ngôi trường không chỉ là nơi giáo viên dạy, học sinh học". Nói chung cái gì cũng có mặt tốt mặt hại, có lẽ vì đó mà bài thơ dấy lên nhiều tranh cãi. Nhưng với em bài thơ hoàn toàn phù hợp để giảng dạy các bạn học sinh về nhiều cái hay lẽ đẹp trong cuộc sống. Con người thì có trái tim mà có trái tim thì phải có tình thương cảm, lòng trắc ẩn. Chúng ta không thể sống mà không nhận giúp đỡ, không sẻ chia... Bởi thế, em thấy rằng bài thơ trên hay về thông điệp mang đến cho người đọc mà xen lẫn vào đó thì ngôn từ khá thoải mái, mới mẻ.

#Trang

meme
10 tháng 10 2023 lúc 19:38

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên bài thơ này gây sóng gió. Năm 2021, " Bắt nạt " từng trở thành tâm điểm tranh cãi với những phản biện gay gắt giữa cư dân mạng và tác giả. Được biết, khi nhận về loạt ý kiến tiêu cực, nhà thơ này từng khẳng định " Nếu chứng minh Bắt nạt là bài thơ dở, các bạn xứng đáng được trao giải Nobel Văn học ". Đồng thời đăng tải bài phân tích "Tại sao Bắt nạt hay và phù hợp đưa vào SGK". Mới đây, khi bài thơ lại một lần nữa gây dậy sóng cộng đồng mạng, trên trang cá nhân, tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh cũng đã có những chia sẻ. "Chặng đường bài "Bắt nạt" vào SGK không ngắn hơn trí não và thẩm mỹ của nhiều người phản đối Tác giả này cho rằng, việc chọn bài " Bắt nạt " vào SGK là một sự tiến bộ của nền giáo dục vì chọn đúng cái hay nhất, tốt nhất cho trẻ em và dám chọn cái mới có thể gây tranh cãi. Trước quan điểm cho rằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ "mù tạt" hay hip hop" là không hợp lý, bởi lẽ các em học sinh ở lứa tuổi này chưa có đủ kiến thức để hiểu được dụng ý so sánh như vậy, Hoàng Linh phản biện: "Bạn nói trẻ em ở quê, ở miền núi không biết đến "hip hop" hay "mù tạt" là bạn coi thường người ta, bạn không xem Rap Việt hay kênh "Nhịp sống Tây Bắc" à? Và có rất nhiều thứ mới chúng ta không biết nhờ được đưa vào sách, vào bài học mà chúng ta biết thêm, đó chính là sự học, sự mở mang kiến thức. Đừng bắt người khác và sự học hỏi, phát triển của họ chỉ được sống trong giới hạn đầu mình vì vừa không thể làm được điều đó vừa biến mình thành kẻ lạc hậu, bảo thủ". Tác giả cũng cho biết, trước khi bài " Bắt nạt " được in thì đã có những ý kiến chê bai của dư luận và của không ít giáo viên. "Nhưng những người làm sách vẫn bảo vệ quan điểm đưa bài "Bắt nạt" vào SGK Ngữ văn 6 là xứng đáng và cần thiết. Họ cũng có được sự ủng hộ của không ít giáo viên và cũng đã giải trình thành công với Bộ trưởng Bộ Giáo dục trước những thông tin về dư luận. Chặng đường bài "Bắt nạt" vào SGK không ngắn hơn trí não và thẩm mỹ của nhiều người phản đối đâu. Tôi được những người làm sách tự chia sẻ những quyết tâm và khó khăn khi muốn đưa bài thơ đến cho các em học sinh. Khi tập huấn cho giáo viên toàn quốc cách dạy bài thơ, họ cũng cập nhật với tôi sự hào hứng của nhiều giáo viên sẵn sàng đưa cho học sinh một bài giảng hay, thảo luận sôi nổi. Tôi rất cảm ơn họ vì sự trân trọng tác phẩm của mình và sự tử tế, nỗ lực đưa tác phẩm hay đến với các em. Tôi không quá bận tâm chuyện được vào SGK hay không, tôi đã từ chối vào 3 cuốn SGK khác gần như cùng thời điểm dù nếu đồng ý thì tôi đã tạo nên 1 kỷ lục, có thêm những bài duy mỹ hoàn hảo trong SGK để độc giả phải xuýt xoa và khó có người nào dám làm phiền văn chương của tôi nữa. Thứ tôi nhìn thấy ở tương lai là sự kính trọng của làng văn thế giới với trình độ hàng đầu trong vô số tác phẩm và sự cống hiến phần lớn cuộc đời cho văn chương, nghệ thuật. Những danh vọng như vào SGK không phải là chuyện lớn mà tôi coi đó là chuyện có ích cho trẻ em, cho dân trí nước nhà nhiều hơn. Đó là lí do tôi đồng ý đưa bài "Bắt nạt" vào SGK dù biết trước sẽ gặp nhiều phiền phức, nhất là từ bọn bắt nạt rất đông đảo ở đất nước này" , Hoàng Linh chia sẻ. Một số phản biện khác của tác giả này: - Người tử tế thì khi đọc được cách hiểu ngữ nghĩa, nghệ thuật của bài thơ mà giáo viên giỏi hướng dẫn và tác giả chia sẻ sẽ không tiếp tục lan truyền cách hiểu sai, suy diễn nông cạn do đọc hiểu kém. Bạn a dua chê bài thơ không vần hoặc vần lủng củng mà không thấy sự thật là vần mượt mà, kỹ thuật cao sờ sờ mà người biết đọc vần hay gieo vần giỏi nào cũng có thể thấy. - Bạn chê bài thơ thô thiển, không có nghệ thuật nhưng với những ẩn dụ, ví von thú vị như "mù tạt", "bắt nạt rất hôi", "bắt nạt dễ lây", những cách nói ý nhị ở những khổ cuối như nghệ thuật thuyết phục, đàm phán thì đầu óc bạn chỉ biết bám vào bề mặt, tầm chương trích cú để diễn giải sai. Bạn a dua đòi nghệ thuật nhưng không biết nghệ thuật là gì nên phủ định nó ngay trước mắt. - Chính việc hạ thấp không đúng, quy chụp bài thơ và tác giả khiến định kiến tăng lên, sự trân trọng dành cho bài thơ, tác giả bị giảm khiến tác dụng giúp học sinh lắng nghe, suy ngẫm bị giảm theo nếu các em bị ảnh hưởng định kiến. Đó là tập hợp lại một cách sai trái để kéo những nỗ lực tiến bộ của giáo dục đi xuống. - Nếu bạn không sớm nhận ra sự giả tạo làm việc nghĩa của mình chỉ để tấn công người khác mà lại tấn công nhầm người giỏi và tử tế hàng đầu trong nghề nghiệp văn chương, nghệ thuật, tận tâm cho sách trẻ em, cho sự tiến bộ cuộc sống, đầu óc và cách sống của bạn mới là thảm hoạ giáo dục lớn nhất cho con mình. Muốn cải thiện chất lượng giáo dục cho con mình trong chính gia đình mình thì bớt thiển cận, bẩn tính và chịu khó tiếp thu điều hay lẽ phải để mở mang, tử tế hơn khi đang có cơ hội đi.

Hoàng hằng
10 tháng 10 2023 lúc 19:53

không biết mọi người thấy sao chứ tôi thấy cái đoạn mà 

Sao không ăn mù tại

Đối diện thử thách đi

Thử kẻ yếu là gì 

Sao không trêu mù tạt

tôi thấy tự dưng cho đoạn đấy vào vô lí vãi ò

 

 

Tran Quang
10 tháng 10 2023 lúc 20:07

Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Với ngôn ngữ thơ hồn nhiên, trong sáng, bài thơ đã nói lên một thực trạng đang tồn tại trong cuộc sống - bạo lực học đường. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật trong bài để thẳng thắn phê bình hành vi “bắt nạt”. Bởi trong cuộc sống, chúng ta có thể làm rất nhiều việc khác thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp… - những việc làm có ý nghĩa cho bản thân. Đối với những người bị bắt nạt, nhân vật đã thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt. Thậm chí, nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Đồng thời khẳng định mình đã bị bắt nạt nhiều lần nhưng vẫn không thích bị bắt nạt… Từ “bắt nạt” được lặp lại tới bảy lần trong bài. Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc lặp lại cụm từ như vậy nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Như vậy, khi đọc xong bài thơ này, mỗi người đọc sẽ hiểu được rằng cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.Nhưng em thấy bài thơ này chưa có ý đầy đủ lắm và đọc vẫn hơi hơi khó hiểu một chút và vẫn hơi lủng củng.

thanh
10 tháng 10 2023 lúc 21:51

Tác giả này cho rằng, việc chọn bài "Bắt nạt" vào SGK là một sự tiến bộ của nền giáo dục vì chọn đúng cái hay nhất, tốt nhất cho trẻ em và dám chọn cái mới có thể gây tranh cãi. Trước quan điểm cho rằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ "mù tạt" hay "hip hop" là không hợp lý, bởi lẽ các em học sinh ở lứa tuổi này chưa có đủ kiến thức để hiểu được dụng ý so sánh như vậy, Hoàng Linh phản biện: "Bạn nói trẻ em ở quê, ở miền núi không biết đến "hip hop" hay "mù tạt" là bạn coi thường người ta, bạn không xem Rap Việt hay kênh "Nhịp sống Tây Bắc" à? Và có rất nhiều thứ mới chúng ta không biết nhờ được đưa vào sách, vào bài học mà chúng ta biết thêm, đó chính là sự học, sự mở mang kiến thức. Đừng bắt người khác và sự học hỏi, phát triển của họ chỉ được sống trong giới hạn đầu mình vì vừa không thể làm được điều đó vừa biến mình thành kẻ lạc hậu, bảo thủ". Tác giả cũng cho biết, trước khi bài "Bắt nạt" được in thì đã có những ý kiến chê bai của dư luận và của không ít giáo viên. "Nhưng những người làm sách vẫn bảo vệ quan điểm đưa bài "Bắt nạt" vào SGK Ngữ văn 6 là xứng đáng và cần thiết. Họ cũng có được sự ủng hộ của không ít giáo viên và cũng đã giải trình thành công với Bộ trưởng Bộ Giáo dục trước những thông tin về dư luận. Chặng đường bài "Bắt nạt" vào SGK không ngắn hơn trí não và thẩm mỹ của nhiều người phản đối đâu. Tôi được những người làm sách tự chia sẻ những quyết tâm và khó khăn khi muốn đưa bài thơ đến cho các em học sinh. Khi tập huấn cho giáo viên toàn quốc cách dạy bài thơ, họ cũng cập nhật với tôi sự hào hứng của nhiều giáo viên sẵn sàng đưa cho học sinh một bài giảng hay, thảo luận sôi nổi. Tôi rất cảm ơn họ vì sự trân trọng tác phẩm của mình và sự tử tế, nỗ lực đưa tác phẩm hay đến với các em. Tôi không quá bận tâm chuyện được vào SGK hay không, tôi đã từ chối vào 3 cuốn SGK khác gần như cùng thời điểm dù nếu đồng ý thì tôi đã tạo nên 1 kỷ lục, có thêm những bài duy mỹ hoàn hảo trong SGK để độc giả phải xuýt xoa và khó có người nào dám làm phiền văn chương của tôi nữa. Thứ tôi nhìn thấy ở tương lai là sự kính trọng của làng văn thế giới với trình độ hàng đầu trong vô số tác phẩm và sự cống hiến phần lớn cuộc đời cho văn chương, nghệ thuật. Những danh vọng như vào SGK không phải là chuyện lớn mà tôi coi đó là chuyện có ích cho trẻ em, cho dân trí nước nhà nhiều hơn. Đó là lí do tôi đồng ý đưa bài "Bắt nạt" vào sách giáo khoa dù biết trước sẽ gặp nhiều phiền phức, nhất là từ bọn bắt nạt rất đông đảo ở đất nước này" , Hoàng Linh chia sẻ. Một số phản biện khác của tác giả này: - Người tử tế thì khi đọc được cách hiểu ngữ nghĩa, nghệ thuật của bài thơ mà giáo viên giỏi hướng dẫn và tác giả chia sẻ sẽ không tiếp tục lan truyền cách hiểu sai, suy diễn nông cạn do đọc hiểu kém. Bạn a dua chê bài thơ không vần hoặc vần lủng củng mà không thấy sự thật là vần mượt mà, kỹ thuật cao sờ sờ mà người biết đọc vần hay gieo vần giỏi nào cũng có thể thấy. - Bạn chê bài thơ thô thiển, không có nghệ thuật nhưng với những ẩn dụ, ví von thú vị như "mù tạt", "bắt nạt rất hôi", "bắt nạt dễ lây", những cách nói ý nhị ở những khổ cuối như nghệ thuật thuyết phục, đàm phán thì đầu óc bạn chỉ biết bám vào bề mặt, tầm chương trích cú để diễn giải sai. Bạn a dua đòi nghệ thuật nhưng không biết nghệ thuật là gì nên phủ định nó ngay trước mắt. - Chính việc hạ thấp không đúng, quy chụp bài thơ và tác giả khiến định kiến tăng lên, sự trân trọng dành cho bài thơ, tác giả bị giảm khiến tác dụng giúp học sinh lắng nghe, suy ngẫm bị giảm theo nếu các em bị ảnh hưởng định kiến. Đó là tập hợp lại một cách sai trái để kéo những nỗ lực tiến bộ của giáo dục đi xuống. - Nếu bạn không sớm nhận ra sự giả tạo làm việc nghĩa của mình chỉ để tấn công người khác mà lại tấn công nhầm người giỏi và tử tế hàng đầu trong nghề nghiệp văn chương, nghệ thuật, tận tâm cho sách trẻ em, cho sự tiến bộ cuộc sống, đầu óc và cách sống của bạn mới là thảm họa giáo dục lớn nhất cho con mình. Muốn cải thiện chất lượng giáo dục cho con mình trong chính gia đình mình thì bớt thiển cận, bẩn tính và chịu khó tiếp thu điều hay lẽ phải để mở mang, tử tế hơn khi đang có cơ hội đi. Một người viết không đỉnh có viết được cho bạn như thế này không?

RIP_DEST
10 tháng 10 2023 lúc 21:56

Tác giả này cho rằng, việc chọn bài "Bắt nạt" vào SGK là một sự tiến bộ của nền giáo dục vì chọn đúng cái hay nhất, tốt nhất cho trẻ em và dám chọn cái mới có thể gây tranh cãi. Trước quan điểm cho rằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ "mù tạt" hay "hip hop" là không hợp lý, bởi lẽ các em học sinh ở lứa tuổi này chưa có đủ kiến thức để hiểu được dụng ý so sánh như vậy, Hoàng Linh phản biện: "Bạn nói trẻ em ở quê, ở miền núi không biết đến "hip hop" hay "mù tạt" là bạn coi thường người ta, bạn không xem Rap Việt hay kênh "Nhịp sống Tây Bắc" à? Và có rất nhiều thứ mới chúng ta không biết nhờ được đưa vào sách, vào bài học mà chúng ta biết thêm, đó chính là sự học, sự mở mang kiến thức. Đừng bắt người khác và sự học hỏi, phát triển của họ chỉ được sống trong giới hạn đầu mình vì vừa không thể làm được điều đó vừa biến mình thành kẻ lạc hậu, bảo thủ". Tác giả cũng cho biết, trước khi bài "Bắt nạt" được in thì đã có những ý kiến chê bai của dư luận và của không ít giáo viên. "Nhưng những người làm sách vẫn bảo vệ quan điểm đưa bài "Bắt nạt" vào SGK Ngữ văn 6 là xứng đáng và cần thiết. Họ cũng có được sự ủng hộ của không ít giáo viên và cũng đã giải trình thành công với Bộ trưởng Bộ Giáo dục trước những thông tin về dư luận. Chặng đường bài "Bắt nạt" vào SGK không ngắn hơn trí não và thẩm mỹ của nhiều người phản đối đâu. Tôi được những người làm sách tự chia sẻ những quyết tâm và khó khăn khi muốn đưa bài thơ đến cho các em học sinh. Khi tập huấn cho giáo viên toàn quốc cách dạy bài thơ, họ cũng cập nhật với tôi sự hào hứng của nhiều giáo viên sẵn sàng đưa cho học sinh một bài giảng hay, thảo luận sôi nổi. Tôi rất cảm ơn họ vì sự trân trọng tác phẩm của mình và sự tử tế, nỗ lực đưa tác phẩm hay đến với các em. Tôi không quá bận tâm chuyện được vào SGK hay không, tôi đã từ chối vào 3 cuốn SGK khác gần như cùng thời điểm dù nếu đồng ý thì tôi đã tạo nên 1 kỷ lục, có thêm những bài duy mỹ hoàn hảo trong SGK để độc giả phải xuýt xoa và khó có người nào dám làm phiền văn chương của tôi nữa. Thứ tôi nhìn thấy ở tương lai là sự kính trọng của làng văn thế giới với trình độ hàng đầu trong vô số tác phẩm và sự cống hiến phần lớn cuộc đời cho văn chương, nghệ thuật. Những danh vọng như vào SGK không phải là chuyện lớn mà tôi coi đó là chuyện có ích cho trẻ em, cho dân trí nước nhà nhiều hơn. Đó là lí do tôi đồng ý đưa bài "Bắt nạt" vào sách giáo khoa dù biết trước sẽ gặp nhiều phiền phức, nhất là từ bọn bắt nạt rất đông đảo ở đất nước này" , Hoàng Linh chia sẻ. Một số phản biện khác của tác giả này: - Người tử tế thì khi đọc được cách hiểu ngữ nghĩa, nghệ thuật của bài thơ mà giáo viên giỏi hướng dẫn và tác giả chia sẻ sẽ không tiếp tục lan truyền cách hiểu sai, suy diễn nông cạn do đọc hiểu kém. Bạn a dua chê bài thơ không vần hoặc vần lủng củng mà không thấy sự thật là vần mượt mà, kỹ thuật cao sờ sờ mà người biết đọc vần hay gieo vần giỏi nào cũng có thể thấy. - Bạn chê bài thơ thô thiển, không có nghệ thuật nhưng với những ẩn dụ, ví von thú vị như "mù tạt", "bắt nạt rất hôi", "bắt nạt dễ lây", những cách nói ý nhị ở những khổ cuối như nghệ thuật thuyết phục, đàm phán thì đầu óc bạn chỉ biết bám vào bề mặt, tầm chương trích cú để diễn giải sai. Bạn a dua đòi nghệ thuật nhưng không biết nghệ thuật là gì nên phủ định nó ngay trước mắt. - Chính việc hạ thấp không đúng, quy chụp bài thơ và tác giả khiến định kiến tăng lên, sự trân trọng dành cho bài thơ, tác giả bị giảm khiến tác dụng giúp học sinh lắng nghe, suy ngẫm bị giảm theo nếu các em bị ảnh hưởng định kiến. Đó là tập hợp lại một cách sai trái để kéo những nỗ lực tiến bộ của giáo dục đi xuống. - Nếu bạn không sớm nhận ra sự giả tạo làm việc nghĩa của mình chỉ để tấn công người khác mà lại tấn công nhầm người giỏi và tử tế hàng đầu trong nghề nghiệp văn chương, nghệ thuật, tận tâm cho sách trẻ em, cho sự tiến bộ cuộc sống, đầu óc và cách sống của bạn mới là thảm họa giáo dục lớn nhất cho con mình. Muốn cải thiện chất lượng giáo dục cho con mình trong chính gia đình mình thì bớt thiển cận, bẩn tính và chịu khó tiếp thu điều hay lẽ phải để mở mang, tử tế hơn khi đang có cơ hội đi. Một người viết không đỉnh có viết được cho bạn như thế này không?

Nguyễn Anh Tuấn
11 tháng 10 2023 lúc 6:16

Bài thơ "Bắt nạt" của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói về một tình huống xã hội nói chung và hành vi bắt nạt nói riêng. Bài thơ có thể thúc đẩy sự suy nghĩ về tình bạn, lòng nhân ái, và ý thức về hành vi đối với người khác. Tuy nhiên, việc tranh cãi về nghệ thuật và nội dung của bài thơ là điều tất yếu, và mọi người có quyền có suy nghĩ khác nhau về nó.

NGUYỄN GIA PHÚ
11 tháng 10 2023 lúc 16:01

Bài thơ ''Bắt nạt'' của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên nạn bắt nạt học đường,có một số câu,nhịp điệu không đúng.Mong là tác giả sửa ạ.

Vũ Thái Đông
11 tháng 10 2023 lúc 20:16

Bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh được nhiều người cảm thấy rằng nội dung và cách gieo vần khó hiểu, lủng củng. Điểm nhấn của bài thơ là việc ngăn chặn hành vi bắt nạt, điều mà chúng ta đều đồng ý. Tuy nhiên, cách trình bày và diễn đạt của tác giả đã tạo ra nhiều tranh cãi.

Cách gieo vần: Trong thơ ca, gieo vần là một phần quan trọng để tạo ra cho người đọc sự mượt mà, hứng thú khi đọc. Trong trường hợp này, tác giả gieo vần từ "bắt nạt" với các từ như "trêu mù tạt", "dễ lây", "dễ hôi", gây ra sự không mượt mà, khó ngấm và thậm chí phản cảm.

Nội dung: Thông điệp chống bắt nạt trong bài thơ là rất ý nghĩa. Tuy nhiên, 2 khổ thơ cuối khi tác giả kêu gọi người bắt nạt hãy bắt nạt mình vì đã quen với việc bị bắt nạt lại tạo ra một cảm giác mâu thuẫn. Thay vì đem lại sự đồng cảm cho người bị bắt nạt, nó lại khó hiểu và lạc lõng.

Thơ trong sách giáo trình không chỉ cần nổi bật về mặt học thuật mà còn cần đem lại những bài học giáo dục cho học sinh. Khi một bài thơ tạo ra hàng loạt tranh cãi về sự phù hợp, điều này cần được xem xét kỹ lưỡng.

Đó là những vấn đề mà mọi người tranh cãi, còn em nếu được đưa ra suy nghĩ thì bài thơ "Bắt nạt" thì vẫn là một bài thơ hay giáo dục cho học sinh về phòng chống bắt nạt học đường bằng những chi tiết hay, dí dỏm, em vẫn rất thích bài thơ này vì hồi nhỏ em cũng bị bắt nạt

Mẫn Nhi
11 tháng 10 2023 lúc 20:43

Bài thơ ''Bắt nạt'' của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói về vấn đề bắt nạt người khác . Có những đứa trẻ tự cho mình là trùm đi ức hiếp người khác , đi tìm đàn em , hắn bắt người khác phải làm theo yêu cầu của hắn không thì sẽ bị phạt . Trong cuộc sống chúng ta bắt nạt điều không thể thiếu , có thể nói rằng hiện tượng này xảy ra rất nhiều , đứa cầm trùm là một đứa lớn nhất đi bắt nạt những đứa bé thử hỏi xe hắn có dám bát nạt đứa lớn không. Những bạn bắt nạt người khác , nếu họ đặt bản thân mình vào tình huống của ngời bị bắt nạt xem họ phản ứng ra sao . 

Bài ''Bắt nạt'' này phản ánh về việc bắt nạt người khác nhưng lại có những từ ngữ mang phần hấp dẫn và thể hiện được một số ý đúng như đoạn " Tại sao lại không học hát . Nhảy híp-hop cho hay . Thử kẻ yếu làm gì . Đâu để dành bắt nạt ". Đoạn thơ trên nói về lời phản ánh về việc bắt nạt người khác . Một ngày sao không tập làm những việc mình làm chưa tốt mà sao lại đi bắt nạt kẻ yếu . Những bạn nhỏ,yếu thì cũng đáng yêu mà sao lại bắt nạt họ . Chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc nhau chứ .

''Thử kẻ yếu làm gì . Sao không đi trêu mù tạc " Cái câu này mang đậm chất thách thức kẻ mạnh với kẻ yếu ta biết mù tạt là một loại tương cay tượng trưng cho sự to lớn , ác liệt như là một kẻ hùng mạnh . Nếu những tên bắt nạt thử ăn mù tạt thì hắn cảm thấy rất rất cay tương đương với việc trêu đùa với ( tử thần ) kẻ mạnh hơn nhiều so với bọn chúng . Đoạn 7 và 8 của đoạn thơ này có phần hơi khiêu khích người khác nhưng đoạn cuối lại nói thích thì cứ đến bắt nạt nhưng lại nói bắt nạt rất hôi khiến người đọc cảm thấy đoạn này nó cứ ngang ngang làm sao . Đoạn cuối tuy thích người khác bắt nạt vì quen rồi nhưng lại phản ánh là bắt nạt là không tốt .

\(=>\) Bài thơ phản ánh về viẹc bắt nạt bạn bè , người khác là một việc tuyệt đối không nên làm . Thể hiện ước mơ đuọc bình yên , không bị bắt nạt của những người bị bắt nạt .

bbiNhi
12 tháng 10 2023 lúc 10:07

Bài thơ muốn truyền tải tới học sinh là không nên bắt nạt người khác . Nhưng cách gieo vần không hợp lí như khổ 2 và 3 . Tác giả muốn gieo vần nhưng cách gieo vần khá khó hiểu với hs lớp 6 .  Khổ 3 có thể hiểu rằng mù tạt cay sao không bắt nạt nó đi lại bắt nạt những người yếu hơn làm gì . Theo em , NXB nên thay đổi bài học khác hợp lí hơn .

Vũ Thanh Mai
12 tháng 10 2023 lúc 20:01

ban ơi cho mình hoi ban hoc lớp mấy đó nhi


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị hà phương
Xem chi tiết
Huỳnh Phương Nguyên Tống
Xem chi tiết
MÃI LÀ BFF
Xem chi tiết
Công chúa bong bóng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệu Linh
Xem chi tiết
Vũ Nam Phương
Xem chi tiết
12. Bùi Nguyễn Thùy Gian...
Xem chi tiết
Bùi Thị Thanh Hiền
Xem chi tiết
nguyễn minh ngọc
Xem chi tiết