Đoạn mạch AB gồm bóng đèn Đ(6V - 3W) mắc nối tiếp với một điện trở R=50Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi bằng 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a) Nêu ý nghĩa các số ghi trên bóng đèn và tính điện trở của nó?
b) Tính điện trở tương đương và công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
c) Đèn trên có sáng bình thường không?Tại sao?
Cho đoạn mạch gồm hai điện trở R1=3 ôm, R2= 6 ôm mắc nối tiếp với nhau. Biết cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là 2A.
a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b) tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện
c) mắc thêm 1 bóng đèn có ghi: 6 ôm-15W song song với R2. Hỏi bóng đèn sáng như thế nào? Vì sao.
Bài 3: Có ba điện trở lần lượt R1=3Ω, R2=5Ω, R3=4Ω mắc nối tiếp giữa hai đầu đoạn mạch AB. Biết cường độ dòng điện trong mạch là 500mA. Hãy tính:
a. Điện trở tương đương của mạch điện
b. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
c. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần
Cho đoạn mạch gồm hai điện trở R1=60 ôm, R2= 30 ôm mắc song song với nhau. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 120V.
a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b) tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính
c) mắc thêm 1 bóng đèn có ghi: 40 ôm-200W nối tiếp với đoạn mạch trên. Hỏi bóng đèn có sáng bình thường không? Vì sao.
Trên bóng đèn Đ1 có ghi (6V-3W).
a) Tính điện trở và cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường.
b) Mắc nối tiếp bóng đèn này với một điện trở R2 vào hai đầu đoạn mạch AB có hiệu điện thế không đổi UAB = 9V, đèn sáng bình thường. Tính giá trị R2 khi đó.
c) Nếu mắc một điện trở R3 = 4 ôm song song với đèn rồi tất cả nối tiếp với điện trở R2 thì độ sáng của đèn có gì thay đổi so với câu b.
So sánh công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch trong hai cách mắc ở câu c và câu b.
Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1= 6; R2= 12 được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn không đổi và bằng 12 V. Tính :
a. Điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch.
c) Người ta mắc thêm một bóng đèn Đ (6V-3W) song song với điện trở R2 trong đoạn mạch trên. Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch lúc này.
d/ Người ta mắc thêm một bóng đèn Đ (6V-3W) song song với đoạn mạch trên. Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch lúc này.
Trên bóng đèn dây tóc Đ 1 có ghi 220V – 100W, trên bóng đèn dây tóc Đ 2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai đèn trên dây nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn và công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường
Câu 5: Đoạn mạch AB gồm 2 điện trở R1 = 8Ω và R2 = 4Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U =24V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
c) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở
Đặt vào đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 = R2 = 10 ôm mắc song song với nhau vào hai điểm A và B có hiệu điện thế 24V. a) Tính Điện trở tương đương của mạch b) tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở C) mắc thêm một bóng đèn D có điện trở 5 ôm nối tiếp vào đoạn mạch trên tính điện trở tương đương của đoạn mạch lúc này