Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phùng Thanh Nhàn

Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Vẽ AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Lấy điểm D thuộc tia đối của tia HA sao cho HD=HA.

a, C/m rằng tam giác ABH = tam giác BDH và tia BC là tia phân giác của góc ABD.

b, Qua D vẽ đường thẳng song song với AB, Cắt BC tại M và cắt AC tại K. C/m rằng AD là đường trung trực của đoạn thẳng BM.

C, Vẽ đường thẳng CN vuông góc với đường thẳng AM (N thuộc AM). C/m 3 điểm C, N, D thẳng hàng.

Kiều Vũ Linh
16 tháng 12 2023 lúc 18:50

loading... a) Sửa đề: Chứng minh ABH = DBH

Giải:

Xét hai tam giác vuông: ∆ABH và ∆DBH có:

BH là cạnh chung

AH = DH (gt)

⇒ ∆ABH = ∆DBH (hai cạnh góc vuông)

⇒ ∠ABH = ∠DBH (hai góc tương ứng)

⇒ BH là tia phân giác của ∠ABD

b) Do DM // AB (gt)

⇒ ∠MDH = ∠HAB (so le trong) (1)

Do ∆ABH = ∆DBH (cmt)

⇒ ∠HAB = ∠HDB (hai góc tương ứng) (2)

Từ (1) và (2) ⇒ ∠MDH = ∠HDB

Xét hai tam giác vuông: ∆DHM và ∆DHB có:

DH là cạnh chung

∠MDH = ∠HDB (cmt)

⇒ ∆DHM = ∆DHB (cạnh góc vuông - góc nhọn kề)

⇒ ∠DHM = ∠DHB (hai góc tương ứng)

Mà ∠DHM + ∠DHB = 180⁰ (kề bù)

⇒ ∠DHM = ∠DHB = 180⁰ : 2 = 90⁰

⇒ DH ⊥ BM (3)

Do ∆DHM = ∆DHB (cmt)

⇒ HM = HB

⇒ H là trung điểm của BM (4)

Từ (3) và (4) ⇒ HD là đường trung trực của BM

⇒ AD là đường trung trực của BM

c) Do AD là đường trung trực của BM (cmt)

⇒ AD ⊥ CH

Do DK // AB (gt)

⇒ DK ⊥ AC (AB ⊥ AC)

∆ACD có:

CH là đường cao (CH ⊥ AD)

DK là đường cao thứ hai (DK ⊥ AC)

⇒ AM là đường cao thứ ba

Mà AM ⊥ CN tại N

⇒ AN là đường cao thứ ba của ∆ACD

⇒ C, N, D thẳng hàng


Các câu hỏi tương tự
Đào Quốc Anh
Xem chi tiết
Trần Thảo Vy
Xem chi tiết
Đặng Thùy An
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Ngọc Đoan
Xem chi tiết
tran nguyen linh chi
Xem chi tiết
Triều Vỹ
Xem chi tiết
Đức Blue
Xem chi tiết
Lê Tâm
Xem chi tiết
Anh Tài Lê
Xem chi tiết