Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Yến Nguyễn
Bái 1:cho tam giác ABC cân tại A,đường cao AI. Gọi E,F lần lượt là trung điểm trên AB và Ac sao cho BE =CF.CM:​​ a)E đối xứng vs F qua AI. b)Gọi O là giao điểm của EF và AI. Các tia BO,CO cắt AC,AB lần lượt ở H và K.Cm EK=HF. c)BKCH là hthang cân.​Bài 2 Cho tam giác KHG có K=80 độ,M thuộc HG.Vẽ E đối xứng vs M qua KH,F đối xứng vs M qua KG.Cm: a)KE=KF. b)Tính EKF. c)Gọi P và Q lần lượt là giao điểm của EF vs KH và KG.Cm:MK là tia phân giác PMQ d)HE+GF=HG

Nguyễn Huyền Phương
18 tháng 9 2016 lúc 8:18

bo tay

Nguyễn Trần Tuyết Liên
18 tháng 9 2016 lúc 9:49

a) Ta có: CF = AF = AC / 2 (F là trung điểm của AC)
              BE = AE = AB / 2 (E là trung điểm AB)
Mà AC = AB (tam giác ABC cân tại A)
=> AF = AE = CF = BE 
=> tam giác AFE cân tại A (1)

Ta có: F, E lần lượt là trung điểm của AC, AB (gt)
=> FE là đường trung bình của tam giác ABC
=> FE // BC
Mà AI vuông góc với CB (AI là đường cao)
=> AI vuông góc với FE (2)

Từ (1), (2) => AI cũng là đường trung trực của FE (giải thích thêm: tính chất các đường thẳng từ đỉnh của tam giác cân)
=> E đối xứng với F qua AI (đpcm)

b) Xét tứ giác FEBC, có:
* EF // BC (cmt)
=> FEBC là hình thang 
Mà FC = EB (cmt)
=> FEBC là hình thang cân

Xét tam giác FOC và tam giác EOB, có:
* FC = EB (cmt)
* góc CFO = góc BEO (FEBC là hình thang cân)
* FO = EO (E đối xứng với F qua O; O thuộc AI)
=> tam giác FOC = tam giác EOB (c.g.c)
=> góc FOC = góc EOB (yếu tố tương ứng)
Mà góc HOF, góc KOE lần lượt đối đỉnh với góc EOB và góc FOC
=> góc HOF = góc KOE

Xét tam giác HOF và tam giác KOE, có:
* góc HFO = góc KEO ( tam giác AFE cân tại A)
* FO = EO (E đối xứng với F qua AO)
* góc HOF = góc KOE (cmt)
=> tam giác HOF = tam giác KOE (g.c.g)
=> HF = KE (yếu tố tương ứng) (đpcm)

c) Xét tam giác HOK, có:
* OH = OK ( tam giác HFO = tam giác KEO)
=> tam giác HOK cân tại O
=> góc OHK = góc OKH (t/c)

Ta có: góc AOH + góc HOF = 90 độ (AI vuông góc FE)
          góc AOK + góc KOE = 90 độ (AI vuông góc FE)
Mà góc HOF = góc KOE (cmt)
=> góc AOH = góc AOK 
=> OA là phân giác của góc HOK
=> OA cũng là đường trung trực của tam giác cân OKH
=> OA vuông góc HK ( t/c)
Mà OA vuông góc FE ( AI vuông góc FE ; O thuộc AI)
=> HK // FE
Mà FE // CB (cmt)
=> HK // CB 
=> HKBC là hình thang 
Mà góc HCB = góc KBC ( tam giác ABC cân tại A; H thuộc AC; K thuộc AB)
=> HKBC là hình thang cân (đpcm)


Các câu hỏi tương tự
John Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Gia Hưng
Xem chi tiết
Anh Phạm Phương
Xem chi tiết
Trần Hà Nhung
Xem chi tiết
koroba
Xem chi tiết
Hường
Xem chi tiết
Lê Hà
Xem chi tiết
Trần Bảo Khang
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn
Xem chi tiết