BT2. Áp suất hơi bão hòa của axit xyanhydric (HCN) phụ thuộc vào nhiệt độ theo pt: lgP (mmHg) = 7,04 - 1237/T.
Xác định nhiệt độ sôi và nhiệt hóa hơi của nó ở điều kiện thường.
BT3. Ở áp suất thường, nhiệt độ sôi của nước và cloroform lần lượt là 100 và 60 độ C, nhiệt hóa hơi tương ứng là 12 và 7 kcal/mol. Tính nhiệt độ tại đó 2 chất lỏng trên có cùng áp suất.
BT5. Ở 46 độ C, áp suất hơi bão hòa của chất A dạng lỏng là 50 mmHg, chất A dạng rắn là 49,5 mmHg. Ở 45 độ C, áp suất hơi bão hòa của A lỏng lớn hơn của A rắn là 1 mmHg. Tính nhiệt nóng chảy, nhiệt thăng hoa và nhiệt độ nóng chảy của chất A. Biết nhiệt hóa hơi của nó là 9 kcal/mol và xem thể tích riêng của A lỏng và A rắn xấp xỉ nhau.
Clorofooc(CHCl3) sôi ở 60,2oC dưới áp suất khí quyển 1 atm . Áp suất hơi của nó tại nhiệt độ này bằng 781 mmHg
Xác định áp suât hơi và nhiệt độ sôi của dd chứa 0,2mol chất tan không bay hơi trong 1 kg clorofooc
Nhiệt bay hơi của clorofooc là 31,64 kJ/mol
Ở 1atm nước sôi ở 1000C, nhiệt hóa hơi là 2249,25 (J/g), thể tích riêng của lỏng là Vl = 1 (ml/g), của hơi là Vh = 1656 (ml/g). Xác định nhiệt độ sôi của nước ở 3 atm. giúp mình vs ạ
Ở 25 độ C áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất là 23,7mmHg. Tính áp suất hơi nước trên dung dịch chứa 10% glyxerin trong nước ở nhiệt độ đó.
Bài tập ôn thi hóa lý
Khi cho 0,364 gam chất A vào 43,25 gam chất B thu được dung dịch có độ tăng điểm sôi là 0,242 độ. Khi hòa tan 0,256 gam chất X vào 44,15 gam chất B thu được dung dịch có độ tăng điểm sôi là 0,112 độ. Biết chất A và B có phân tử khối tương ứng là 128 và 88 g/mol. (A, B là 2 chất không điện ly).
a) Xác định hằng số nghiệm sôi của dung môi B.
b) Xác định nhiệt hóa hơi của chất B nếu biết nhiệt độ sôi của nó là 800C.
c) Xác định phân tử khối của chất X.
Nhiệt độ sôi của nước ở 1 atm là 100.0oC và nhiệt bay hơi là 40.67 kJ/mol. Tính ΔS0 của hệ (J/K)
khi cho 21.6 g nước (lỏng) bay hơi ở điều kiện sôi trên?
Mong được mọi người giúp đỡ ạ.
Xin cảm ơn mọi người rất nhiều.
Cho hóa hơi 36g nước lỏng ở 100oC và 1 atm. Sau đó làm giãn nở thuận nghịch đẳng nhiệt hơi nước đến thể tích gấp 10 lần. Chấp nhận hơi nước là khí lý tưởng và biết rằng trong điều kiện trên:
- Nhiệt hóa hơi của nước ΔHhh = 9630 cal/mol.
- Thể tích phân tử gam của hơi nước là 30 lít và trong tính toán có thể bỏ qua thể tích pha lỏng so với pha hơi.
Tính công W và các đại lượng ΔH, ΔU của hệ trong quá trình .