Có người từng nói: “Con người sinh ra là để sống, để vươn lên và hòa nhập với cộng đồng. Ai trong chúng ta cũng đều có một ước mơ, một khát vọng riêng cho mình. Cho dù đó là ước mơ nhỏ hay to, cao xa hay thấp hèn. Nếu con người sống mà không có ước mơ thì chỉ như một cỗ máy. Khát vọng vươn lên đó chính là mục đính sống của con người.”
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
“Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực“ Câu 1: Theo tác giả, ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi nào ?
Nêu biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như tỉ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ…Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm.” Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.” ( Quà tặng cuộc sống - Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 56-57). Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày vai trò của ước mơ trong cuộc sống. Đoạn văn có sử dụng một trong những thành phần biệt lập đã học (Gạch chân dưới thành phần biệt lập trong đoạn văn). Giúp mình với ạ. mong mọi người giúp mình ạ
Thái độ sống tích cực của nhân vật “người con trai” trong tác phẩm càng thôi thúc những mơ ước, khát vọng sống đẹp trong em và mỗi bạn đọc trẻ hôm nay. Bằng 2 – 3 câu văn, hãy chia sẻ những điều em sẽ làm để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
ĐỀ 8 (1) Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn. (2) Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác.(…). Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. (3) Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr. 98 - 99) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2. Cho biết tác dụng của phép điệp trong đoạn văn thứ nhất. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”? Câu 4. Theo anh/chị, tác giả muốn khuyên ta điều gì khi cho rằng “luôn luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”.
Mùa khia giảng năm nay , bầu trời xanh thiếu vắng sắc màu rực rỡ của những chiếc bóng bay chất chứa bao lời muốn nói ... vì " Thả bóng bay lên trời - Bay cao ước mơ của học sinh , giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển " ( Lời nói của một người ) .
Mùa khai giảng không có bóng bay liệu có còn là mùa vui trọn vẹn ? Mùa khai trường có bớt phần ý nghĩa khi những ước mơ đã không còn được chắp cánh bay xa ?
Hãy viết bài văn ngắn trả lời cho các câu hỏi trên .
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhân ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò- lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?”.
Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta?
Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy, thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,
NXB Hội nhà văn, 2012, tr.43, 44)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0.5 điểm): Câu văn: “Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò- lứa tuổi bất ổn định nhất” sử dụng thành phần biệt lập nào?
Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong câu văn sau:
“Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy”.
Câu 4 (1 điểm): Em hiểu thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn?
Câu 5 (1 điểm):“Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực?(Trả lời bằng đoạn văn khoảng 5 dòng).
Bài 3: Từ nội dung phần Đọc- hiểu văn bản ở bài tập 2, hãy viết một đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu) , trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân) với câu chủ đề sau:
Trong cuộc sống, mỗi người nên theo đuổi ước mơ của mình.
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bâu giờ?
Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc cắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng đẻ ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở dâu thẳm trong tim bạn có, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
Đâu là thành phần phụ chú trong đoạn văn trên
A.lứa tuổi bất ổn định nhất
B.chắc chắn nó sẽ trở lại 1 lúc nào đó
C.như một ngọn núi lửa đợi chờ đc đánh thức
D.bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ ko bao giờ biến mất
Câu 2: văn bản được viết theo phương thúc biểu đạt chính nào?
Câu 3:câu văn:Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.có mấy thành phần biệt lập?