Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dương Trần Quang Duy

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhân ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò- lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?”.

Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

     Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta?

Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

    Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy, thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức…

     (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội nhà văn, 2012, tr.43, 44)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0.5 điểm): Câu văn: “Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò- lứa tuổi bất ổn định nhất” sử dụng thành phần biệt lập nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong câu văn sau:

“Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy”.

Câu 4 (1 điểm): Em hiểu thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn?

Câu 5 (1 điểm):“Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực?(Trả lời bằng đoạn văn khoảng 5 dòng).

Bài 3: Từ nội dung phần Đọc- hiểu văn bản ở bài tập 2, hãy viết một đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu) , trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân) với câu chủ đề sau:

     Trong cuộc sống, mỗi người nên theo đuổi ước mơ của mình.

 

Nguyễn Thị Thu Phương
17 tháng 8 2021 lúc 20:39

Tham khảo:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2 :

Câu văn: “Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò- lứa tuổi bất ổn định nhất

→ Thành phần phụ chú (giải thích nhận thức về lứa tuổi học trò)

Câu 3:

_ Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh, thể hiện rõ ở trong câu: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy”.

_ Tác dụng: Chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Câu 4:

"Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn" là lời khuyên hãy sống với đam mê và ước mơ của mình. Dù cho cuộc sống có muôn trùng khó khăn, dù cho có những lời qua tiếng lại ảnh hưởng đến ước mơ của bạn, bạn hãy vẫn dũng cảm theo đuổi ước mơ của mình. Bằng không, ước mơ ấy sẽ quay lại dằn vặt bạn vào 1 ngày nào đó.

Câu 5:

Trong tương lai, em khao khát được trở thành 1 giáo viên mẫu mực của các thế hệ học trò. Sở dĩ đó là ước mơ của em vì em thích được truyền kiến thức cho người khác, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh trở thành công dân có ích cho đất nước và xã hội. Để làm được những điều này, đầu tiên em phải thi được vào chuyên ngành Sư phạm. Trong những năm tháng học đại học, em sẽ luôn trau dồi thật tốt về nghiệp vụ sư phạm để sau này có thể đứng vững trong nghề. Chưa hết, để trở thành 1 giáo viên thì việc có những kỹ năng giao tiếp, đối nhân xử thế với học sinh, với phụ huynh và đồng nghiệp cũng là điều quan trọng. Nghề giáo là 1 nghề cao quý nên em sẽ cố gắng hết sức để có thể trở thành 1 nhà giáo giỏi sau này, chèo lái những chuyến đò tri thức cập bến thành công.

Bài 3:

“Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!”. Có lẽ (  thành phần biệt lập tình thái ) là vậy, chúng ta sẽ chỉ là tồn tại nếu không có ước mơ và mục tiêu cho riêng mình. Ước mơ là khát vọng là những điều tốt đẹp mà ta luôn muốn hướng tới. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết ước mơ biết phấn đấu. Sống là phải biết ước mơ phải nghĩ tới những điều cao đẹp. Chính ước mơ làm cuộc sống chúng ta thêm động lực. Nó giống như một ngọn núi lửa luôn âm ỉ cháy trong tim ta và hối thúc, đánh thức chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta có ước mơ và hoài bão thì cuộc sống chúng ta trở nên lãng mạn hơn, bay bổng hơn. Nó cũng chính là liều thuốc tinh thần kích thích con người biết nỗ lực phấn đấu. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt được giữa ước mơ và tham vọng. Tham vọng có thể hướng đến những điều tốt đẹp nhưng nó mang tính chất cá nhân ích kỷ, háo thắng và phần lớn kẻ tham vọng bao giờ cũng thất bại. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ sống thiếu ước mơ, sống không hoài bão. Họ giống như những loài côn trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm mà không biết đâu là ánh sáng. Chính vì vậy, mỗi người hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hãy chăm chút cho ước mơ lớn lên và trưởng thành mỗi ngày. Cũng như câu: “Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” thì chắc chắn đủ ước mơ bạn sẽ gặt hái được thành công.


Các câu hỏi tương tự
Paco VN
Xem chi tiết
Phamm Linhh
Xem chi tiết
nguyễn ánh hằng
Xem chi tiết
sesen kinato
Xem chi tiết
Trần Tuấn Trọng
Xem chi tiết
đỗ ngọc ánh
Xem chi tiết
sesen kinato
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tuệ
Xem chi tiết
tiểu long nữ
Xem chi tiết