Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài viết số 3 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phùng Anh Tuấn

Ai giup tôi đc ko Lấyu đôi vai làm đề tài. Hãy biểu cảm về đôi vai ấy của người cha. Ai có đáp án gửi cho tôi gấp

Lưu Hạ Vy
8 tháng 11 2016 lúc 14:49

S. Exupery từng nói: “Nếu trái đất hình vuông thì chúng ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu nhưng vì nó hình cầu nên chúng ta phải đối mặt với cuộc đời”.Thật vậy, cuộc sống xung quanh ta có bao giờ luôn đi qua mà không vướng phải những sóng gió, những gian nan, thử thách.Con người có bao giờ sống mà chỉ luôn đi qua những giây phút bình yên. Cho nên, có những lúc ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế giới rộng lớn này. Ấy là lúc ta cần tìm cho mình một “đôi vai”-một điểm tựa trong cuộc sống, một đôi vai để ta gánh vác trách nhiệm khó khăn của chính bản thân mình trong cuộc sống.
Thượng đế thật vĩ đại khi đã cố công nhào nặn, đẽo gọt tỉ mỉ, cần mẫn từng chi tiết một để tạo nên những sinh linh bé nhỏ mà hoàn thiện phù hợp với những mục đích khác nhau của loài người. Trong những chi tiết ấy mà thượng đế ban tặng, chúng ta phải cảm ơn Người đã ban cho chúng ta một đôi vai.Ta hãy thử lắng mình để để ý những người xung quanh ta: tôi nhìn bạn, tôi nhìn những người Châu Âu, nhìn những người Châu Phi,… cuối cùng tôi nhìn lại tôi và mỉm cười mãn nguyện thì ra tôi cũng như mọi người bình thường khác “tất cả chúng ta đều có một đôi vai”. Như thế, rất đỗi giản dị mà thôi, đôi vai là một bộ phận của cơ thể con người song dường như đôi vai là nơi duy nhất có độ phẳng, có sức chịu đựng cao, có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là điểm tựa vững chắc cho toàn bộ cơ thể. Có lẽ vì thế mà nó trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Thử tưởng tượng nếu một ngày ta không có đôi vai, cái gì sẽ nâng đỡ ta, ta biết dựa vào đâu nếu như cần một điểm tựa vững chắc? Có lẽ vì thế mà đôi vai trở nên cao cả và giá trị biết bao nhiêu…
Hình ảnh “đôi vai” làm tôi nhớ đến một câu chuyện trước đây tôi từng đọc ở trên một trang mạng xã hội nào đó mà một cậu bé đã chia sẻ như sau : Mẹ cậu đã ra một câu đố : “
Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?”
Ngày nhỏ, cậu đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu:
“không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”

Vài năm sau, cậu đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố cậu.Mẹ lại nhìn cậu âu yếm nói : Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.
Rồi một ngày bà nội yêu quý của cậu qua đời.Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Cậu đã thấy bố khóc gục đầu vào vai mẹ và khóc.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh cậu thì thầm:
“Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”.Cậu bé như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi cậu lúc này bởi đơn thuần cậu chỉ nghĩ đó là trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt cậu , mẹ cậu liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai”
Cậu hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hở mẹ?”
Mẹ cậu lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có th ể dựa vào khi họ khóc.Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Dòng chia sẻ cũng như mẩu chuyện mà cậu bé trong truyện muốn gửi gắm đến chúng ta như một món quà tặng của cuộc sống về hình ảnh “đôi vai”.Trong cuộc sống của con người, “đôi vai” có thể được hiểu là một điểm tựa, một chỗ dựa về tinh thần hoặc vật chất.Có một “đôi vai” chắc chắn, ổn định để tựa vào, con người sẽ dễ có một cuộc sống đẹp. Đó là đôi vai mang những tình yêu thương,sự sẻ chia, điểm tựa vững chắc. Đó là đôi vai sờn bạc mẹ phải gồng mình trong mưa nắng, gió rét song rất đỗi ấm áp để con dù có “đi trọn kiếp con người” vẫn ghi nhớ cái bờ vai ấy mãi trong tim. Đó là đôi vai của người cha cõng con lên để vui đùa khi con còn nhỏ, cho con được nhìn lên phía trước từ đôi vai ấy để con cảm nhận được sắc màu cuộc sống khi lên cao, là đôi vai để con tựa vào chạy ào tới mà vít, mà hôn tới tấp kể cho cha nghe những chuyện ở trường, ở lớp; có cả những chuyện vui và cả những chuyện buồn, cha sẽ lắng nghe con nói và tưởng tượng lại một thời ấu thơ của cha tha hồ nghịch ngợm ,vui đùa và mỉm cười một cách lặng lẽ, cha sẽ lau nước mắt cho con khi con bị điểm kém, bị cô phê bình… Đó là đôi vai của của những người bạn thực sự mà ta cần tựa mình vào để trút bầu tâm sự có những lúc vui sẵn sàng ôm nhau nhảy cẫng lên mà hò hét, có những lúc buồn đôi vai ấy như một chiếc khăn mềm mại lau đi những giọt nước mắt. Đó còn là đôi vai của một người đàn ông sẵn sàng che chở, bao bọc những người con gái mà họ yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả những lúc mà mọi người đều dời bỏ cô ấy mà đi bởi ai đó đã từng nói: “Hãy yêu người phụ nữ khi họ cần đến tình yêu đó nhất”…Thì ra, bờ vai nhiều khi chẳng phải cái gì lớn lao mà ngay ở bên cạnh ta song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân thương, bình dị như cha mẹ, bạn bè, thầy cô… Đó là những người sống cùng ta, chia ngọt sẻ bùi, thấu hiểu ta.Nhân vật Nhĩ trong “bến quê” của Nguyễn Minh Châu cả một đời đi lại nhiều nơi mới nhận ra cái “bến” của cuộc đời anh là Liên-một người vợ lặng thầm, tần tảo.Trong cuộc sống, có những lúc rơi vào bế tắc và tuyệt vọng, “nơi dựa” lúc ấy chính là động lực cho con người đứng lên mà không chịu khuất phục. Hay Nguyễn Sơn Lâm quê ở Quảng Ninh, từ khi sinh ra, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị tật ở hệ xương, chân tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây sát, nhiều khi bật cả máu. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con trai, mẹ anh không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm. Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Thử tượng tượng rằng nếu như Sơn Lâm vào lúc ấy không có điểm tựa là người mẹ thì không biết cuộc đời của anh sẽ ra sao? Liệu anh có thể trở thành một vị giám đốc tài ba và ưu tú không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Sau những đổ vỡ, cơ cực, những thất bại đắng cay, “chỗ dựa” chính là nơi lắng lại tâm hồn mình, nhận ra mục đích cuộc sống của mình thực sự là gì.Một đứa trẻ sẽ là một chỗ dựa cho người thiếu phụ không phải chỉ là nó là một phần của chị mà còn khi nhìn vào đứa trẻ chị nhìn thấy tương lai của mình, nhìn thấy bản thân mình như được tái sinh lần nữa.Chỗ dự của chúng ta đâu chỉ là nơi ta đến khi mỏi mệt, nó còn tiếp thêm sức mạnh để ta tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương và dâng hiến cho đời.Có một chỗ dựa trong cuộc sống để mà sẻ chia, đồng cảm những lúc khó khăn, mỏi mệt sẽ là điều vô giá bởi nhà bác học Ác-si-mét đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên”.Nhưng cuộc sống vẫn luôn cần ta phải tự đứng vững trên đôi chân của mình. “Nơi dựa” chỉ là điểm dừng chân của con người để tìm lấy một bến bờ bình yên trong tâm hồn, “chỗ dựa” kjông thể là nơi hoàn toàn dựa vào để lệ thuộc hay thoái lui trước cuộc sống nhiều gian nan.
“Đôi vai”còn phải gánh vác những trọng trách mọi công việc khó khăn vất vả thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình như: chính phủ dùng vai của mình gánh vác những việc hệ trọng quốc gia, những lãnh đạo công ty thì dùng “vai” của mình chống đỡ chịu đựng trước những hệ luỵ thành bại trong chuyện làm ăn; “đôi vai” của những người lính bảo vệ Tổ quốc nơi biên ải xa xôi ngày đêm canh giữ bảo vệ hoà bình cho đất nước… và gần gũi hơn là “đôi vai” của cha mẹ trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, “đôi vai” của thầy cô gánh vác sự nghiệp “trồng người” cao cả của nhân loại, ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai xây dựng đất nước tươi đẹp…Gần nhất, đó chính là “đôi vai” của chính chúng ta, “đôi vai” có cứng, sức vai có bền thì mọi gian truân đều có thể vượt qua, khi ta có trách nhiệm thì đôi vai chúng ta sẽ vững vàng, cứng cáp vượt qua mọi khó khăn cho dù khó khăn ấy có gan lì đến đâu và hiển nhiên khi ta làm chủ tất cả, “đôi vai” nặng trĩu kia sẽ rũ bỏ được tất cả, làm chủ mọi biến động, cuộc đời chắc chắn sẽ “xuôi chèo mát mái”, “nhân định thắng thiên”.Lúc này, “đôi vai” của ta đã giữ được dáng đi thẳng không chịu khuất phục gục ngã trước cuộc đời và số phận, ta thật xứng đáng là một người con của dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc hồng vì đã kế thừa và phát huy cốt cách truyền thống của con người Việt Nam.
Ngoài ra, “đôi vai” còn thể hiện số phận của con người trong cuộc sống. Đó là đôi vai phải gánh chịu số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ khi bị thực dân phong kiến bóc lột, đó là đôi vai của người phụ nữ khi phải gánh vác trên vai cuộc sống gia đình đầy lo toan như trong “thương vợ” của Tú Xương thì người vợ không chỉ phải lo toan việc ăn no mặc ấm của năm đứa con mà còn phải nuôi cả một ông chồng với những thói ăn chơi vì bất mãn trước thời cuộc:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình trong những ngôi nhà kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếc máy vi tính…là có thể tách ra cuộc sống của mọi người xung quanh.Và khi đó con người phải chăng đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôi vai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có “đôi vai” vững chắc dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đối với người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, lợi dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cần bờ vai của mình, cần hiểu rằng: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác.Kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Đây là một hành vi đáng lên án và cần loại bỏ.
Tôi luôn mong mọi người được hạnh phúc như tôi, có một tổ ấm để trở về, có một người mẹ luôn động viên và thấu hiểu mình khi tôi buồn, khi tôi vấp ngã,…Chỗ dựa chỉ đơn giản thế thôi nhưng thiếu nó tôi chẳng thể nào thành người. Tôi cũng hi vọng rằng mình cũng sẽ là bờ vai vững chắc được mọi người xung quanh tin tưởng để tựa vào mỗi khi họ sung sướng, buồn đau.. để tôi cảm nhận được cảm giác của những người cho tôi bờ vai tựa vào khi tôi gục ngã. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người càng có thêm nhiều mối quan hệ song ai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác trách nhiệm của mình trong cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng để ta tựa vào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và xây dựng cho mình một “đôi vai” cứng cáp, có sức chịu đựng bạn nhé!

Thảo Phương
8 tháng 11 2016 lúc 16:27

Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.

Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đnag tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.

Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.

Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế.

Em vẫn thường bắt gặp hình ảnh người mẹ dịu hiền, đảm đang, tần tảo trong những câu thơ, áng văn của nhiều nghệ sĩ; nhưng hình ảnh người cha thật hiếm hoi. Có lẽ tình cảm giành cho mẹ rất dễ bày tỏ nhưng đối với cha thì rất khó khăn. Tuy nhiên không phải thế mà vai trò người cha trở nên giảm đi. Ngược lại vai trò và trách nhiệm ngày càng to lớn và được khẳng định mãnh liệt hơn.

Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.

Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống.

Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.

Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.

Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.


Các câu hỏi tương tự
Phùng Anh Tuấn
Xem chi tiết
Phùng Anh Tuấn
Xem chi tiết
mon dore
Xem chi tiết
văn tài
Xem chi tiết
ĐẠI GIA
Xem chi tiết
Ngọc Vi Phan
Xem chi tiết
Đặng Vũ Hoài Anh
Xem chi tiết
Chu Đức Anh
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết