Câu nào sau đây không có lỗi sai chính tả?
Đà Lạt giống như một vườn lớn dưới thông xanh và hoa trái sứ lạnh.
Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi cong mọc nả xuống mặt ao.
Trước gió hiu hiu, những bụi mưa bay loăng qoăng, vẩn vơ.
Màu xanh tươi tắn rải lên trên màu đất vàng sẫm.
Chọn từ viết đúng chính tả:
Bốn luống cải chạy đều một hàng. Màu xanh tươi tắn rải lên trên màu đất vàng (sẫm/ xẫm). Có luống vừa bén chân, mới trổ được đôi tờ lá bé. Những mảnh lá xanh (rờn/ dờn), có khía răng cưa chu vi, khum sát đất. Cải này (chồng/ trồng) để ăn vào Tết Nguyên đán. Cũng có luống những tàu lá cải đã vồng cao. Khía lá rách mạnh vào chiều sâu. Ở giữa chòm lá loè xoè, vươn lên một cái thân dài (mụ mẫm/ bụ bẫm) và phấn trắng. Đầu thân, lơ thơ có những chùm hoa nhỏ, những chùm hoa của những đoá hoa nhỏ xíu ấy nở ra những cánh vàng li ti. Đó là những luống cảnh để làm dưa. Chúng đã già rồi. Nhưng vườn chỉ đẹp khi những cây cải già nở hoa vàng. Có biết bao nhiêu là bướm trắng từ xứ mô tê nào rủ nhau đến chơi ở vườn cải. Chúng họp thành bay (rập rờn/ dập dờn) trên từng cánh lá. (Vườn cải – Tô Hoài)
A. Sẫm – rờn – trồng – mụ mẫm – rập rờn
B. Xẫm – rờn – chồng – bụ bẫm – rập rờn
C. Sẫm – rờn – trồng – bụ bẫm – dập dờn
D. Sẫm – rờn – trồng – mụ mẫm – rập rờn
Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: Mùa hè đến mang theo sức sống mới cho đất Đà Lạt. Đất trời nơi đây tràn ngập trong hoa những hàng cây xanh tươi những đồi chè xanh mướt những vườn rau tươi sạch xanh mơn mởn những vườn cây trĩu quả và cả những loài hoa dại khoe sắc bên đường. Con người nơi đây thân thiện vui vẻ hòa nhã như người thân của ta vậy.
Câu 1. Câu nào dưới đây là câu ghép
A. Những lá sữa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay.
B. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội.
C. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
D. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
Câu 4: Tìm CN, VN của các câu sau
a. Hoa mướp vàng tươi như những đốm nắng đã nở trên giàn mướp xanh mát.
b. Hoa hướng dương là chàng nhạc trưởng tài ba.
c. Cứ mỗi độ hè về, con đường làng tôi vàng một màu hoa dẻ.
Đọc văn bản dưới đây và cho biết khung cảnh Đà Lạt hiện lên như thế nào?"Đà Lạt, một buổi chiều cuối năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc. [...] Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở."(Sưu tầm)
A.Sôi động và náo nhiệt
B.Trù phú và tấp nập
C.Dữ dội và khắc nghiệt
D.Yên tĩnh và thơ mộng
a. Hoa mướp vàng tươi như những đốm nắng đã nở trên giàn mướp xanh mát.
b. Hoa hướng dương là chàng nhạc trưởng tài ba.
c. Cứ mỗi độ hè về, con đường làng tôi vàng một màu hoa dẻ.
Bài 1: Xác định, trạng ngữ( nếu có) , chủ ngữ, vị ngữ của các vế trong câu ghép, và khoanh tròn các quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép.
a. Trong vườn, các loài hoa đua nhau nở, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.
b. Gió mát hiu hiu và sóng biển rì rầm như tiếng ru.
c. Ông bố dắt tay cô bé còn cô bé thì cầm bông sen đỏ.
Bài 2: Gạch 1 gạch dưới các vế câu chỉ nguyên nhân , gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả, khoanh tròn các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu này.
a. Thầy ưu tiên xếp cho Sơn ngồi đầu bàn phía lối đi vì Sơn nhỏ con nhất trong tổ.
b. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Bài 3:: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a. Bố em là ...........................( công nhân, công dân) làm việc trong xí nghiệp may mặc.
b. Chúng em hướng về quần đảo Trường Sa với ý thức và nghĩa vụ của người ..............
.....................( công dân, công bằng ) yêu nước.
c. Các ca sĩ cần giữ gìn hình ảnh của mình trước ............................( công chúng, công dân) .
d. Em được .....................................( công nhận, công khai ) là Cháu ngoan Bác Hồ- Chủ nhân Thăng Long.
Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới.
(1) Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc…(2) Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên…
(NGUYỄN THI)
a. Phần văn bản trên có..................... trạng ngữ (gạch chân)
b. Câu …… là câu đơn, câu......................... là câu ghép.