Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thảo Vi
1.Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Tâng nào có tác động trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. vì sao ? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tầng đối lưu? 2. Mùa mưa ở Kon Tum năm nay đến sớm hơn năm trước. Đó là biểu hiện của khí hậu hay thời tiết ? Vì sao ? 3. Khí áp là gì ? Hãy mô tả sự phân bố các loại gió : Tín phong, gió Tây ôn đới trên trái đất 4. Trong điều kiện nào thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ tạo thành mây, mưa? 5. Nước ta nằm trong đới khí hậu nào, nêu đặc điểm? Bản thân em có thể làm gì để làm giảm thiểu sự nóng lên của khí hậu trên Trái Đất hiện nay ? 6. Hồ là gì ? Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được chia làm mấy loại? 7. Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng sóng và thủy triều? 8. Đất( thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào, hãy kể tên? Nêu một số biện pháp để có thể làm tăng thành phần hữu cơ trong đất ? 9. Sông và hồ khác nhau như thế nào? Hãy cho biết những căn cứ để phân loại hồ? Để bảo vệ nguồn nước sông và hồ, bản thân em cần phải làm gì ? 10. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất?
Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 18:54

1.

khí quyển được chia thành 3 tầng:
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
– Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
– Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.

tầng đối lưu có tác động trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trên tái đất vì :

– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 18:56

3.Khí áp: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
– Phạm vi hoạt động: 30-60o ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
– Thời gian: Gần như quanh năm.
– Hướng: Tây là chủ yếu (Tây nam ở Bắc bán cầu, Tây bắc ở Nam bán cầu)
– Nguyên nhân: chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
– Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Tín Phong
– Phạm vi hoạt động: 30o về xích đạo.
– Thời gian: quanh năm.
– Hướng: Đông là chủ yếu (Đông bắc ở Bắc bán cầu, Đông nam ở Nam bán cầu).
– Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
– Tính chất: khô, ít mưa.

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 19:01

8.

Thành phần và đặc điểm của đất
– Có 2 thành phần chính:
a. Thành phần khoáng
– Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
– Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.
b. Thành phần hữu cơ
– Chiếm một tỉ lệ nhỏ.
– Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.
– Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.
– Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.
– Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

Un Phạm
17 tháng 4 2017 lúc 18:53

1,chia thành 3 tầng :tầng đối lưu ,tầng bình lưu, và các tầng cao của khí quyển/tác động đến đời sống con người là tầng đối lưu

trồng nhiều cây xanh ,xử lý môi trường vệ sinh xung quanh,hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng năng lượng mặt trời

2,biểu hiện của khí hậu ,vì khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi đó trong một thời gian dài , từ năm này qua năm khác trở thành quy luật

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 18:54

2. là biểu hiện của khí hậu vì nó biểu hiện từ năm này sang năm khác và đã trở thành quy luật .

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 18:57

4.

+ Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.
+ Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 18:58

5. nước ta nằm trong đới khí hậu : nhiệt đới .

đặc điểm :

– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 18:59

6.

– Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
– căn cứ vào tính chất của nước , Có 2 loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt.
– Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai)
+ Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện)

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 19:00

7.

a. Sóng
– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b. Thủy triều
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 19:02

10.

Các nhân tố hình thành đất
+ Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.
+ Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.
+ Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
+ Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.

Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 19:03

9.

– Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
– Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
=>Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.

Căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới có hai loại hồ:
+ Hồ nước mặn.
+ Hồ nước ngọt.

– căn cứ vào Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai)
+ Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện)

Thảo Phương
17 tháng 4 2017 lúc 20:01

1)

- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Đặc điểm tầng đối lưu:
+ Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
+ Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng. Tầng nào có tác động trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất la Tầng đối lưu là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh.Phần lớn các hiện tượng mà con người gắn với thời tiết hàng ngày diễn ra ở tầng đối lưu. Đặc trưng của tầng này thể hiện ở các dòng đối lưu của không khí nóng từ bề mặt bốc lên cao và lạnh đi. Hiện tượng đối lưu đã mang lại tên gọi cho tầng này. 2)Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

a) Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

- Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).

- Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi toà ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở khu vực các vĩ tuyến 30 - 35°B và N)

- Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).

- Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

b) - Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.

- Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60 (nơi có áp thấp).

Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.

4)Hiện tượng không khí bốc hơi bay lên cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm xuống.
Gặp điều kiện thuận lợi ( gặp lạnh) thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti. Các hạt nhỏ vẫn tiếp tục bay lên cao , chúng tiếp tục va vào nhau nên sẽ ngưng tụ thành hạt nước to, các hạt nước trĩu nặng rơi xuống mặt đất tạo thành mưa

6)Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường nước ngọt. Đa số các hồ trên Trái Đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao.

- Phân loại hồ
. Theo tính chất của nước có hai loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt
. Theo nguồn gốc hình thành:
+ Hồ vết tích của sông.
+ Hồ trên miệng núi lửa.
+ Hồ nhân tạo.

7)Bài 2 SGK trang 75 - Địa lý lớp 6 | Học trực tuyến - Hoc24

9)* Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.

Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
Ghi chú: Nước trong hồ vẫn có thể chảy đi nơi khác được (ví dụ hồ thủy điện sông Đà, nếu nước trong hồ mà không chảy được đi đâu thì làm sao sản xuất ra điện!)

10)1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.

Tho Nguyen
17 tháng 4 2017 lúc 22:01

1) Lớp vỏ khí đc chia lm 3 tầng :tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng cao của khí quyển.

-Tầng đối lưu là tầng có tác động trực tiếp đến các sinh vật trên TĐ. Vì tầng đối lưu nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng,

-Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C

-Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng đối lưu.

-Đây là nơi sinh ra chứa các thành phần tự nhiên như:sinh vật, không khí, nước ,...

- Không khí đc chuyển động theo chiều thẳng đứng.

-Phần lớn các hiện tượng, hoạt động của con người đều diễn ra trong tầng này.

3)

-Khí áp là sức ép của khí quyển lên trên bề mặt TĐ.

-Gió tín phong là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

-Gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp ở khoảng 66 độ B và 60 độ N.

Tho Nguyen
17 tháng 4 2017 lúc 22:02

xin lỗi nhưng vì mỏi tay quá nên mk viết k hết đc tất cả câu trả lời, đó là ý kiến riêng về câu trả lời, mog bn tham khảo, hihi

Tho Nguyen
17 tháng 4 2017 lúc 22:18

2)

-Biểu hiện của khí hậu vì nó lặp đi lặp lại trong nhiều năm, có quy luật.

4)

-Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, ngưng tụ lại thành các hạt nước nhỏ li ti tạo thành mây, Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ lại thành các hạt nước nặng trĩu rồi từ từ rơi xuống đất , tạo thành mưa.

5)Nước ta nằm ở nhiệt đới.

-Giới hạn : từ chí tuyến B đến chí tuyến N

-Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời tương đối lớn nên thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít.Lượng nhiệt hấp thụ đc tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

-Gió thường thổi qua đây là gió Tín phong

-Lượng mưa từ 1000mm đến 2000mm

6)

-Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền .

-Căn cứ vào tính chất của nước nên ng' ta chia thành 2 loại hồ

+ Hồ nước mặn

+ Hồ nước ngọt

7)

-Sóng là hình thức giao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

-Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu do gió, động đất ngầm của đáy biển sinh ra sóng thần.

-Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền , có lúc rút xuống, lùi tít ra xa.

-Do sức hút của mặt trời và mặt trăng nên sinh ra thủy triều.banhqua

Mấy câu dưới do mình chưa học đến nên mình k thể trả lời đc, mong bạn thông cảm .Chúc bạn học tốt nha~!


Các câu hỏi tương tự
Trần Quốc An
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Vinh
Xem chi tiết
Đặng Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
Xem chi tiết
Minh Thu
Xem chi tiết
vũ ngọc anh
Xem chi tiết
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
Trịnh Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết