hóa học

1.Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4 và CnH2n + 2, cần dùng 21,28 lít O2 (đktc). Sản
phẩm cháy cho đi qua bình I đựng H2SO4 đặc, dư và bình II đựng dung dịch NaOH dư. Thấy khối
lượng bình I tăng m gam và khối lượng bình II tăng 26,4 gam.
a) Tính m.
b) Xác định công thức phân tử của X 

2.Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ
17,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 3,5 gam so
với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu.
a) Tính giá trị của m.
b) Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon trong X.
c) Tính phần trăm thể tích của mỗi chất trong X.
 

๖ۣۜDũ๖ۣۜN๖ۣۜG
19 tháng 2 2022 lúc 16:19

1)

a) \(n_{CO_2}=\dfrac{26,4}{44}=0,6\left(mol\right)\)

\(n_{O_2}=\dfrac{21,28}{22,4}=0,95\left(mol\right)\)

Bảo toàn O: \(n_{H_2O}=0,95.2-0,6.2=0,7\left(mol\right)\)

=> Bình I tăng 0,7.18 = 12,6 (g)

b) \(n_{C_nH_{2n+2}}=0,7-0,6=0,1\left(mol\right)\)

=> \(n_{C_2H_4}=\dfrac{5,6}{22,4}-0,1=0,15\left(mol\right)\)

BTKL: \(m_X=0,6.44+0,7.18-0,95.32=8,6\left(g\right)\)

=> \(m_{C_nH_{2n+2}}=8,6-0,15.28=4,4\left(g\right)\)

=> \(M_{C_nH_{2n+2}}=\dfrac{4,4}{0,1}=44\left(g/mol\right)\)

=> n = 3

=> CTPT: C3H8

Bình luận (1)
๖ۣۜDũ๖ۣۜN๖ۣۜG
19 tháng 2 2022 lúc 16:39

a) Gọi  \(\left\{{}\begin{matrix}n_{CO_2}=a\left(mol\right)\\n_{H_2O}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

\(n_{O_2}=\dfrac{17,36}{22,4}=0,775\left(mol\right)\)

Bảo toàn O: 2a + b = 1,55 (1)

\(n_{CaCO_3}=\dfrac{35}{100}=0,35\left(mol\right)\)

PTHH: Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O

                              0,35<---0,35

            Ca(OH)2 + 2CO2 --> Ca(HCO3)2

mdd giảm = 35 - 44a - 18b = 3,5

=> 44a + 18b = 31,5 (2)

(1)(2) => a = 0,45; b = 0,65 

Bảo toàn C: nC = 0,45 (mol)

Bảo toàn H: nH = 1,3 (mol)

=> m = 0,45.12 + 1,3.1 = 6,7 (g)

b) Do \(n_{CO_2}< n_{H_2O}\) => 2 hidrocacbon là ankan

Gọi công thức chung của 2 ankan là \(C_{\overline{n}}H_{2\overline{n}+2}\)

=> \(n_{C_{\overline{n}}H_{2\overline{n}+2}}=0,65-0,45=0,2\left(mol\right)\)

=> \(M_{C_{\overline{n}}H_{2\overline{n}+2}}=\dfrac{6,7}{0,2}=33,5\left(g/mol\right)\)

Mà 2 ankan kế tiếp nhau

=> 2 ankan là C2H6 và C3H8

c) Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_{C_2H_6}=x\left(mol\right)\\n_{C_3H_8}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(\left\{{}\begin{matrix}2x+3y=0,45\\30x+44y=6,7\end{matrix}\right.\)

=> x = 0,15; y = 0,05

=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%V_{C_2H_6}=\dfrac{0,15}{0,15+0,05}.100\%=75\%\\\%V_{C_3H_8}=\dfrac{0,05}{0,15+0,05}.100\%=25\%\end{matrix}\right.\)

 

Bình luận (0)
Hieu Minh Tran Ngoc
12 tháng 2 2023 lúc 14:23

Tại sao nC2H2n+2=0,7-0,6 vậy ạ, em chưa hiểu lắm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
hóa học
Xem chi tiết
hóaa
Xem chi tiết
hóa học
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
hóa học
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết