Đoàn Anh Minh Hoàng

1. Trình bày tổ chức nhà nước thành bang ở Hi Lạp? Hãy kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten.

2. Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại.

3. So sánh sự khác nhau của nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã.

4. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc?

5. Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?

6. Sự tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc được biểu hiện như thế nào?

✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
17 tháng 3 2022 lúc 19:51

Tham Khảo 

Câu 1

 

Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp:

Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.

Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:

quý tộc chủ nônông dânngười làm công thương nghiệp (chủ xưởng, chủ thuyền, thương nhân...)Câu 2:Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã: – Cả Hy Lạp và La Mã đều biết làm ra lịch dương – Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. La Mã dựa vào hệ thống chữ Hy Lạp tạp ra mẫu tự La-tin. – Người La Mã dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã.Câu 3Cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang đều xác lập ở nhà nước có chủ quyền quốc gia, tức quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.Cả hai đều có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật áp dụng chung trên toàn bộ lãnh thổ.Công dân ở mỗi cấu trúc nhà nước đều có quốc tịch chung của nhà nước đó.
Bình luận (0)
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 19:51

hơi nhiều ạ

Bình luận (6)
Đoàn Anh Minh Hoàng
17 tháng 3 2022 lúc 19:52

ko tham khảo nha mn

Bình luận (0)
TV Cuber
17 tháng 3 2022 lúc 19:54

tham khảo

 

Câu 1

 

Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp:

Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.

Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:

quý tộc chủ nônông dânngười làm công thương nghiệp (chủ xưởng, chủ thuyền, thương nhân...)

Câu 2:Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã: – Cả Hy Lạp và La Mã đều biết làm ra lịch dương – Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. La Mã dựa vào hệ thống chữ Hy Lạp tạp ra mẫu tự La-tin. – Người La Mã dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã.

Câu 3Cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang đều xác lập ở nhà nước có chủ quyền quốc gia, tức quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.Cả hai đều có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật áp dụng chung trên toàn bộ lãnh thổ.Công dân ở mỗi cấu trúc nhà nước đều có quốc tịch chung của nhà nước đó.

câu 4

1.  Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: có địa bàn cư trú từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc. Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang.

2.Âu Lạc

Năm 214 TCN, quân Tấn ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt. Người Lạc Việt và người Tây Âu dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 TCN, nhà Tần phải rút quân về nước.

- Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước là Âu Lạc, rời đô về Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).


 

Bình luận (0)
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
17 tháng 3 2022 lúc 19:55

TK:

Sự ra đời nhà nước Văn Lang
- Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc, tự xưng là
Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Việt
Trì, Phú Thọ).

Nhà nước Âu Lạc ra đời.
- Sau chiến thắng quân Tần, Năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là
An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (Cổ
Loa, Hà Nội ngày nay)
- Bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn so với thời Văn Lang. Vua có quyền thế
hơn trong việc trị nước.

Bình luận (0)
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 19:55

Tham khảo

4. Sự ra đời Văn Lang:

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.

+Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

Sự ra đời Âu Lạc:

 - Bối cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc: Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử ra "nguời tuấn kiệt" là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xưng gọi là An Dương Vuơng, lập ra nuớc Âu Lạc (năm 208 TCN).
5. Vật chất:

- Cuộc sống vật chất:

   + Việc ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá ,thịt.

   + Việc ở: Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang lên xuống.

   + Việc mặc: Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ: mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.

   + Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

- Cuộc sống tinh thần

   + Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

Tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

6.

 

- Đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc:

+ Ngoài đồ ăn quen thuộc (cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá…), cư dân Âu Lạc còn ăn nhiều loại quả như: chuối, cam..

+ Làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.

+ Dệt vải từ sợi đay, tơ tằm.

+ Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, như: bình, vò, thạp, mâm, chậu… bằng gốm, đồng, tre, nứa…

- Đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc:

+ Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.

+ Nhiều lễ hội: hội ngày mùa, hội đấu vật, đua thuyền… được tổ chức hằng năm.

 

Bình luận (0)
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
17 tháng 3 2022 lúc 19:56

5. TK:

I. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
- Ăn: Thức ăn chính là cơm tẻ, cơm nếp biết dùng gia vị, biết sử dụng
mâm, bát,...
- Mặc: Nữ mặc váy, nam đóng khố, đi chân đất, biết dùng đồ trang
sức.
- Ở: Ở nhà sàn để tránh thú dữ, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá,...
- Đi lại: Chủ yếu bằng thuyền.
II. ĐỜI SỐNG TINH THẦN
- Những hình ảnh trên trống đồng, thạp đồng và tư liệu khác cho thấy
đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được biểu hiện ở:
- Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên.
- Phong tục: Nhuộm răng đen, xăm mình, chôn người chết
- Vẽ, chạm khắc lên đồ vật; tổ chức lễ hội.
=> Nhận xét: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có đời sống tinh thần giản dị,
phong phú, phù hợp với tự nhiên.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thùy Trang
Xem chi tiết
Dương Thị Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đăng
Xem chi tiết
nam anh
Xem chi tiết
duong le
Xem chi tiết
mongdcgiupdo
Xem chi tiết
Thanhan
Xem chi tiết
Tuấn Cường
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Thảo Phương
Xem chi tiết