1. Tìm hiểu độ mặn của nước biển và đại dương sự ảnh hưởng của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh, cho biết các hình thức vận vận động của nước biển và đại dương ( sóng, thủy triều, dòng biển)
2. Trình bày được lợi ích của sông, hồ. Những khó khăn của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất sự cần thiết phải bảo vệ sông, hồ như thế nào?
Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ, không khí ( giải thích hè biển mát, dòng biển ấm)
3. Dựa vào sự hiểu biết, trình bày hướng chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương trên thế giới
3.
+ Đại Tây Dương:
– Dòng biển nóng Gơn-xrim, chảy từ chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ.
– Dòng biển nóng Guy-an, chảy từ Bắc xích đạo lên 30oB.
– Dòng biển lạnh Grơn-len, chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến.
+ Thái Bình Dương:
– Dòng biển nóng Cư-rô-si-ô, chảy từ xích đạo lên Đông Bắc.
– Dòng biển nóng Alaxca, chảy từ xích đạo lên Tây Bắc.
– Dòng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a, chảy từ 40o B chảy về xích đạo.
* Vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam:
+ Đại Tây Dương:
– Dòng biển nóng Bra-xin, chảy từ xích đạo chảy về Nam.
– Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xích đạo.
+ Thái Bình Dương:
– Dòng biển nóng Đông Úc, chảy từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.
– Dòng biển lạnh Pê-ru, chảy từ phía Nam 60oN lên xích đạo.
1.
– Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
– Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
1.
Sự vận động của nước biển và đại dương
Có 3 sự vận động chính:
a. Sóng
– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b. Thủy triều
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
– Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém:
.Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
.Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)
c. Các dòng biển
– Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới
– Có 2 loại dòng biển: dòng biển Nóng và dòng biển Lạnh.
2.
những lợi ích của sông.
– Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
– Phát triển giao thông đường thuỷ.
– Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
– Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
– Điều hoà nhiệt độ.
– Tạo cảnh quan mội trường…
2.
Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển
Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
– Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:
– Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.
– Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.