Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khuynfn chinh chẹpp

1) Nhận biết:
a) Dung dịch: Na2HSO4Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, NaNO3,Na2S
b) Dung dịch: MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl
c) 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4
d) 4 chất bột rắn:  K2O, BaO, P2O5, SiO2

2) Nêu các hiện tượng khi cho:
a) dd AgNO3 vào NaCl
b) dd BaCl2 vào H2SO4
c) sục khí CO2 vào dd Ca(OH)2
d) sục khí SO2 vào dd Ba(OH)
2
e) cho dd NaOH vào dd H2SO4
f) cho dd NaOH vào dd MgCl2
g) cho dd NaOH vào dd FeCl3
h) cho dd HCl vào dd Na2CO3
i) cho dd HCl vào dd Ca
CO3
j) cho Zn vào dd HCl
k) Cho Na vào nước
l) Cho kim loại vào nước

giúp mình với ạ

 


 

 

Gia Huy
18 tháng 7 2023 lúc 9:10

1

a

Trích mỗi chất ra một ít và làm thí nghiệm.

- Cho dung dịch `H_2SO_4` loãng dư vào các mẫu thử:

+ không hiện tượng: `NaHSO_4`, `NaNO_3`

+ có khí không màu bay ra: `Na_2CO_3`

`Na_2CO_3+H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4+H_2O+CO_2`

+ có khí mùi hắc bay ra: `Na_2SO_3`

`Na_2SO_3+H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4+H_2O+SO_2`

+ có hiện tượng kết tủa trắng: `BaCl_2`

`BaCl_2+H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4+2HCl`

+ có khí mùi trứng thối bay ra: `Na_2S`

`Na_2S+H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4+H_2S`

b

Trích mỗi chất ra một ít và làm thí nghiệm.

- Nhúng quỳ vào mỗi mẫu thử:

+ quỳ hóa xanh: `NaOH`

+ quỳ không đổi màu: còn lại

- Cho dung dịch `H_2SO_4` loãng dư vào các mẫu thử còn lại

+ có hiện tượng kết tủa trắng: `BaCl_2`

`BaCl_2+H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4+2HCl`

+ không hiện tượng: `MgSO_4`, `NaCl` (1)

- Cho dung dịch `BaCl_2` dư vừa nhận biết được cho tác dụng với (1):

+ có hiện tượng kết tủa trắng: `MgSO_4`

`MgSO_4+BaCl_2 \rightarrow BaSO_4+MgCl_2`

+ không hiện tượng: `NaCl`

c

Trích mỗi chất ra một ít và làm thí nghiệm.

- Cho dung dịch `H_2SO_4` loãng dư vào các mẫu thử.

+ chất rắn bị hòa tan và không có hiện tượng gì là NaCl

+ có hiện tượng khí không màu bay ra: `Na_2CO_3`

`Na_2CO_3+H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4+H_2O+CO_2`

+ có hiện tượng khí không màu bay ra và kết tủa trắng: `BaCO_3`

`BaCO_3+H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4+H_2O+CO_2`

+ chất rắn không bị hòa tan: `BaSO_4`

d

Trích mỗi chất ra một ít và làm thí nghiệm.

- Hòa tan các chất rắn vào nước:

+ chất rắn tan: `K_2O`, `BaO`, `P_2O_5`

`K_2O+H_2O \rightarrow 2KOH`

`BaO+H_2O \rightarrow`\(Ba\left(OH\right)_2\)

\(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)

+ không tan: `SiO_2`

- Thu dung dịch của các chất rắn tan, nhúng quỳ:

+ quỳ chuyển đỏ là `H_3PO_4` `\Rightarrow` chất rắn ban đầu là `P_2O_5`

+ quỳ chuyển xanh là `KOH` và \(Ba\left(OH\right)_2\)(1)

- Cho 2 dung dịch ở (1) tác dụng với dung dịch `H_2SO_4`

+ có hiện tượng kết tủa trắng: \(Ba\left(OH\right)_2\)

\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2H_2O\)

+ không hiện tượng: KOH

Gia Huy
18 tháng 7 2023 lúc 9:35

a) dd AgNO3 vào NaCl: kết tủa trắng bạc xuất hiện dần.

`AgNO_3+NaCl \rightarrow AgCl+NaNO_3`
b) dd BaCl2 vào H2SO4: kết tủa trắng xuất hiện

`BaCl_2+H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4+2HCl`
c) sục khí CO2 vào dd Ca(OH)2: dung dịch đục dần do tạo kết tủa CaCO3, kết tủa đạt cực đại khi dung dịch Ca(OH)2 tác dụng hết, nếu CO2 dư thì kết tủa dần tan; khi này phản ứng kết thúc khi CO2 hết.

`CO_2+`\(Ca\left(OH\right)_2\) `\rightarrow CaCO_3+H_2O`

`CO_2+CaCO_3+H_2O \rightarrow` \(Ca\left(HCO_3\right)_2\)
d) sục khí SO2 vào dd Ba(OH)2: dung dịch đục dần do tạo kết tủa CaSO3,.... (như câu c)

`SO_2+`\(Ba\left(OH\right)_2\) `\rightarrow BaSO_3+H_2O`

`SO_2+BaSO_3+H_2O \rightarrow` \(Ba\left(HSO_3\right)_2\)
e) cho dd NaOH vào dd H2SO4: phản ứng xảy ra nhanh chóng và có hiện tượng tỏa nhiệt.

`2NaOH+H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4+2H_2O`
f) cho dd NaOH vào dd MgCl2: có kết tủa màu trắng xuất hiện.

`2NaOH+MgCl_2\rightarrow 2NaCl+`\(Mg\left(OH\right)_2\)
g) cho dd NaOH vào dd FeCl3: có hiện tượng kết tủa nâu đỏ xuất hiện.

`3NaOH+FeCl_3 \rightarrow 3NaCl+`\(Fe\left(OH\right)_3\)
h) cho dd HCl vào dd Na2CO3: có hiện tượng khí không màu bay ra.

`2HCl+Na_2CO_3 \rightarrow 2NaCl+H_2O+CO_2`
i) cho dd HCl vào chất rắn (sao mà là dung dịch được) CaCO3: có hiện tượng chất rắn bị hòa tan sau đó khí không màu bay ra.

`2HCl+CaCO_3 \rightarrow CaCl_2+H_2O+CO_2`
j) cho Zn vào dd HCl: Zn tan có khí không màu không mùi bay ra.

`Zn+2HCl \rightarrow ZnCl_2+H_2`
k) Cho Na vào nước: Na tan dần có khí không màu mùi thoát ra.

`Na+H_2O \rightarrow NaOH+`\(\dfrac{1}{2}H_2\)
l) Cho kim loại vào nước: Với 5 kim loại (kiềm/ kiềm thổ) thì tan dần có khí không màu không mùi thoát ra, còn lại không hiện tượng (kim loại không tan).


Các câu hỏi tương tự
Siin
Xem chi tiết
jack mina
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Kim Ngân
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Cho Hỏi
Xem chi tiết
Lê Bảo Trâm
Xem chi tiết
minh thi
Xem chi tiết
cho cut
Xem chi tiết
Hoàng Hữu Thiện
Xem chi tiết