Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tuấn Anh Vũ
HaNa
3 tháng 6 2023 lúc 22:52

Em tự vẽ hình nhé!

a. Xét tứ giác MAOB có:

\(\widehat{MAO}=90^o,\widehat{MBO}=90^o\) (tính chất tiếp tuyến)

=> \(\widehat{MAO}+\widehat{MBO}=180^o\)

Do đó MAOB nội tiếp

Xét tam giác NAC và tam giác NBA có:

\(\widehat{ANC}=\widehat{BNA}\)

\(\widehat{NAC}=\widehat{NBA}=\dfrac{1}{2}sđAC\) (hệ quả góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung)

Do đó tam giác NAC đồng dạng tam giác NBA (g.g)

\(\Rightarrow\dfrac{NA}{NB}=\dfrac{NC}{NA}\Leftrightarrow NA^2=NB.NC\)

HaNa
3 tháng 6 2023 lúc 22:52

b.

Ta có \(NA^2=NB.NC\left(cmt\right)\)

\(\Leftrightarrow NM^2=NB.NC\) (do N là trung điểm của AM)

\(\Rightarrow\dfrac{NM}{NB}=\dfrac{NC}{NM}\)

Xét tam giác NMC và tam giác NBM có:

\(\dfrac{NM}{NB}=\dfrac{NC}{NM}\) (cmt)

\(\widehat{CNM}=\widehat{MNB}\)

Do đó tam giác NMC đồng dạng tam giác NBM (g.g)

\(\Rightarrow\widehat{NMC}=\widehat{CBM}\)

Mà \(\widehat{CBM}=\widehat{MDB}=\dfrac{1}{2}sđCB\)

\(\Rightarrow\widehat{NMC}=\widehat{MDB}\)

Mà hai góc trên ở vị trí so le trong nên BD// AM.

 

HaNa
3 tháng 6 2023 lúc 22:52

c.

Xét (O) có I là trung điểm CD (gt)

\(\Rightarrow OI\perp CD\) (định lý đường kính đi qua trung điểm dây cung)

=> tam giác OIM vuông tại I nhận OM là cạnh huyền.

=> 3 điểm O, I, M thuộc đường tròn đường kính OM

Mà M, A, O, B thuộc đường tròn đường kính OM (tính chất tứ giác nội tiếp)

=> O, I, M, A, B cùng thuộc đường tròn đường kính OM.

\(\Rightarrow\widehat{MIB}=\widehat{BAM}\) (cùng chắn cung NB)

Mà \(\widehat{ABM}=\widehat{BAM}\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau => MA = MB => tam giác MAB cân)

\(\Rightarrow\widehat{MIB}=\widehat{ABM}\)

Xét tam giác MBK và tam giác MIB có:

\(\widehat{BMK}=\widehat{IMB}\)

\(\widehat{MBK}=\widehat{MIB}\left(cmt\right)\)

Do đó tam giác MBK đồng dạng tam giác MIB (g.g)

\(\Rightarrow\dfrac{MB}{MI}=\dfrac{MK}{MB}\Leftrightarrow MB^2=MI.MK\left(1\right)\)

Xét tam giác MBC và tam giác MDB có:

\(\widehat{BMC}=\widehat{DMB}\)

\(\widehat{MBC}=\widehat{MDB}\left(cmt\right)\)

Do đó tam giác MBC đồng dạng tam giác MDB (g.g)

\(\Rightarrow\dfrac{MB}{MD}=\dfrac{MC}{MB}\Leftrightarrow MB^2=MC.MD\left(2\right)\)

Từ (1), (2) có \(MC.MD=MI.MK\)


Các câu hỏi tương tự
Xuân Thường Đặng
Xem chi tiết
Thảo Thảo
Xem chi tiết
Nguyên
Xem chi tiết
Đỗ Thành Đạt
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
gh
Xem chi tiết
LovE _ Khánh Ly_ LovE
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Trần Thủy Tiên
Xem chi tiết