CẬP NHẬT ĐỀ THI THPTQG 2023 - MÔN HOÁ HỌC
Mã đề 201:
CẬP NHẬT ĐỀ THI THPTQG 2023 - MÔN HOÁ HỌC
Mã đề 201:
#1 - Giải Hóa trong tháng cô hồn
Chuyên đề: Điện phân
Hòa tan a mol hỗn hợp $CuSO_4$ và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 16,68 gam thì thu được dung dịch Y (không còn màu xanh) và có 3,136 lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Cho Y tác dụng với Mg dư thấy giải phóng 1,344 lít khí $H_2$ (đktc). (bỏ qua sự hòa tan khí ở trong nước và sự bay hơi của nước). Giá trị của a là?
Chắc hỏng có quà gì đâu nghèo lắm còn có 19 coin ai tài trợ thì tài trợ đi nha .-.
tại sao khi cho glucozo tác dụng với Cu(OH)2 thì phải điều chế Cu(OH)2 từ CuSO4 0,5% và NaOH 10% mà không sử dụng Cu(OH)2 có sẵn?
Thứ nhất, có thể Cu(OH)2 có sẵn có thể lẫn tạp chất do bảo quản không tốt
thứ hai là khả năng tạo phức của ion Cu2+ mới sinh dễ dàng hơn dạng tinh thể hidrat hoá.
thứ ba là phản ứng này thực hiện trong môi trường kiềm nên khi điều chế ta dùng dư NaOH
Tại sao có người trúng độc khi ăn dứa tươi?
tham khảo ạ
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Dứa là một loại quả bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang nhiều công dụng như cấp nước, khỏe da, trẻ hóa. Đặc biệt, trong dứa còn có enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein thành các axit amin. Những axit amin được phân hủy trong quả dứa có khả năng chữa bệnh tim vì làm tan được máu bầm, máu tụ. Tuy nhiên, vì quả dứa mọc thấp nên hay bị nhiễm nấm độc ở dưới đất ẩm - Candida tropicali. Ngoài ra, quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, ung, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh. Bên cạnh đó, men phân giải protein trong quả dứa làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.
Tham khảo:
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Bỏng ngô hoặc bỏng gạo có lẽ là đồ ăn vặt yêu thích của rất nhiều bạn. Để làm bỏng ngô hoặc bỏng gạo, người ta dùng hạt ngô hoặc hạt gạo cho vào bên trong một bình bằng thép. Đóng kín lại. Tăng nhiệt độ lên cao, khi nhiệt độ và áp suất trong bình đạt đến nhiệt độ nhất định, nước trong hạt ngô sẽ ở trọng trạng thái quá nhiệt (trên 100oC). Hạt ngô sẽ trở nên hết sức mềm mại. Bây giờ người ta sẽ mở nhanh nắp bình thép làm giảm áp suất đột ngột giống như xảy ra một vụ nổ mạnh, nở mạnh, khiến cho hạt ngô nở to ra nhiều lần. Danh từ thực phẩm nở xuất phát từ đó.
Người ta thấy rằng, thực phẩm nở xốp dễ được cơ thể hấp thụ và tiêu hóa. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Theo em là vì những thực phẩm nở này được làm từ tinh bột với hàng trăm hàng ngàn hàng triệu mắt xích đã qua gia công cắt gọn là cho tinh bột bốn dĩ không tiêu hóa trực tiếp được mà phải trải quá quá trình biến đổi hóa học thành các đơn phân nhờ enzim lại trở thành các phần tinh bột ngắn hơn, dễ dàng tiêu hóa được hơn trong nước mà không cần quá trình biến đổi hóa học nhờ enzim nhiều.
Vì thế thực phẩm nở xốp dễ được cơ thể hấp thụ tiêu hóa hơn là các dạng tinh bột thông thường.
Thực phẩm qua “xử lý nở” không chỉ làm thay đổi hình dáng, kích thước hạt mà còn thay đổi cả cấu tạo bên trong phân tử. Trong quá trình nở to, các phần tinh bột có chuỗi liên kết dài, không tan trong nước bị cắt nhỏ thành loại tinh bột có mạch ngắn tan được trong nước là hồ tinh bột và đường. Các quá trình biến đổi này hoàn toàn tương tự quá trình xảy ra giữa tinh bột với các loại enzim, men trong cơ thể người. Như vậy sự gia công làm thực phẩm nở ra đã là một phần công việc của quá trình tiêu hoá trước khi đưa vào cơ thể. Vì vậy thực phẩm qua quá trình làm nở dễ được cơ thể tiêu hoá, hấp thụ. Vì thế có người đã hình dung: Quá trình làm thực phẩm nở to đã kéo dài tuổi thọ của cơ quan tiêu hoá của cơ thể người. Dựa theo kết quả khảo nghiệm, thực phẩm qua quá trình làm nở, có thể tăng hiệu suất hấp thụ khoảng 8%. Thực phẩm qua quá trình làm nở to có lợi cho việc giữ gìn các sinh tố. Ví dụ với bỏng gạo, các sinh tố B1, B6 được bảo tồn có tỷ lệ tăng từ 1/5 đến 2/3 so với khi đem gạo nấu thành cơm. Vả lại trải qua quá trình làm thức ăn nở to, nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn, phù hợp yêu cầu vệ sinh.
Theo em sau bao nhiêu năm ăn bỏng ngô thì quá trình nở của bỏng cũng giống như quá trình xảy ra giữa tinh bột và enzim,men trong cơ thể chúng ta,nếu mình ăn nhiều thực phẩm nở thì cũng sẽ kéo dài tuổi thọ của cơ quan tiêu hóa,các loại đồ ăn hay là thực phẩm còn giữ được các chất sinh tố tốt cho cơ thể như B1,B6 .Thức ăn hay đò ăn đã qua sử lí và nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn,vừa rẻ lại còn giá trị dinh dưỡng cao,phù hợp yêu cầu vệ sinh
Vậy là một năm cũ chuẩn bị qua đi, chúng ta lại chào đón dịp tết nguyên đán với hy vọng về một năm mới bình an và hạnh phúc. Trong khoảnh khắc giao thừa, thứ không thể thiếu có lẽ chính là pháo hoa, biểu tượng của văn hóa thể hiện sự phồn vinh và chào đón may mắn của năm mới. Pháo hoa là môt sản phẩm từ hóa học, một loại pháo dùng thuốc phóng, thuốc nổ cùng các loại phụ gia đặc biệt tạo nên màu sắc, ánh sáng sặc sỡ, sinh động. Khi phóng lên không trung thì nổ tạo nên những hiệu ứng vô cùng đẹp mắt với các màu sắc như đỏ, vàng, cam, xanh, tím…
Em hãy cho biết để tạo được các màu sắc sinh động đó, người ta phải sử dụng những loại hợp chất hóa học nào để thêm vào thành phần của pháo hoa khi sản xuất?
Chất màu thường là muối clorua kim loại thích hợp như Stronti (đỏ cam), Natri (vàng) hoặc đồng (xanh). Qua nghiên cứu của các nhà hóa học, mỗi một kim loại khi đốt sẽ cho ra một màu sắc khác nhau trên ngọn lửa.
Thành phần hóa học của pháo hoa :
- Nhiên liệu gọi là ‘star” để đốt, thường dựa trên nền kim loại, bột kim loại, bột màu đen, một dạng thuốc súng (hỗn hợp của lưu huỳnh, than và kali nitrat)
- Chất oxy hóa được dùng để tạo ra Oxy để hỗ trợ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Những chất thường được sử dụng là các perchlorate (ClO4–), clorat (ClO3–) hoặc nitrat (NO3–), nhưng cũng có thể có chứa cromat (CrO42-) hoặc oxit (ví dụ: Cu2O, Fe3O4, ZnO2)
- Chất kết dính (sure)để liên kết mọi thứ lại với nhau chẳng hạn như gum hoặc nhựa. Các chất này thường có dạng hợp chất hữu cơ, thường là dextrin, sau đó có thể hoạt động như một nhiên liệu sau khi đánh lửa. Chất nhựa được thêm vào pháo hoa để giữ các thành phần với nhau, ngoài ra giảm độ nhạy cảm cho cả việc sốc và tác động.
- Clo tạo ra phản ứng truyền tải màu sắc của kim loại, tăng cường cường độ màu. Các kim loại nhóm II như Strontium ít được dùng thường xuyên hơn, vì người ta cho rằng kim loại (I) clorua (ví dụ: SrCl) tạo ra màu chứ không phải là ion kim loại nhóm (II) (ví dụ: SrCl2).
Chất màu thường là muối clorua kim loại thích hợp như Stronti (đỏ cam), Natri (vàng) hoặc đồng (xanh). Qua nghiên cứu của các nhà hóa học, mỗi một kim loại khi đốt sẽ cho ra một màu sắc khác nhau trên ngọn lửa.
Thành phần hóa học của pháo hoa :
- Nhiên liệu để đốt thường dựa trên nền kim loại, bột kim loại, bột màu đen, một dạng thuốc súng (hỗn hợp của lưu huỳnh, than và kali nitrat)
- Chất oxy hóa được dùng để tạo ra Oxy để hỗ trợ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Những chất thường được sử dụng là các perchlorate (ClO4–), clorat (ClO3–) hoặc nitrat (NO3–), nhưng cũng có thể có chứa cromat (CrO42-) hoặc oxit (ví dụ: Cu2O, Fe3O4, ZnO2)
- Chất kết dính để liên kết mọi thứ lại với nhau chẳng hạn như gum hoặc nhựa. Các chất này thường có dạng hợp chất hữu cơ, thường là dextrin, sau đó có thể hoạt động như một nhiên liệu sau khi đánh lửa. Chất nhựa được thêm vào pháo hoa để giữ các thành phần với nhau, ngoài ra giảm độ nhạy cảm cho cả việc sốc và tác động.
- Clo tạo ra phản ứng truyền tải màu sắc của kim loại, tăng cường cường độ màu. Các kim loại nhóm II như Strontium ít được dùng thường xuyên hơn
Chất màu thường là muối clorua kim loại thích hợp như Stronti (đỏ cam), Natri (vàng) hoặc đồng (xanh). Qua nghiên cứu của các nhà hóa học, mỗi một kim loại khi đốt sẽ cho ra một màu sắc khác nhau trên ngọn lửa.
Thành phần hóa học của pháo hoa :
- Nhiên liệu để đốt thường dựa trên nền kim loại, bột kim loại, bột màu đen, một dạng thuốc súng (hỗn hợp của lưu huỳnh, than và kali nitrat)
- Chất oxy hóa được dùng để tạo ra Oxy để hỗ trợ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Những chất thường được sử dụng là các perchlorate (ClO4–), clorat (ClO3–) hoặc nitrat (NO3–), nhưng cũng có thể có chứa cromat (CrO42-) hoặc oxit (ví dụ: Cu2O, Fe3O4, ZnO2)
- Chất kết dính để liên kết mọi thứ lại với nhau chẳng hạn như gum hoặc nhựa. Các chất này thường có dạng hợp chất hữu cơ, thường là dextrin, sau đó có thể hoạt động như một nhiên liệu sau khi đánh lửa. Chất nhựa được thêm vào pháo hoa để giữ các thành phần với nhau, ngoài ra giảm độ nhạy cảm cho cả việc sốc và tác động.
- Clo tạo ra phản ứng truyền tải màu sắc của kim loại, tăng cường cường độ màu. Các kim loại nhóm II như Strontium ít được dùng thường xuyên hơn
Trộn V1 lít N2 với V2 lít H2 thu đc hỗn hợp X. Tỉ khối của X so với H2 là 10,75. Tìm V1, V2 ( Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất )
Mtb=\(\dfrac{28x+2y}{x+y}\)=10.75*2=21.5<=>7,5x=19,5y<=>\(\dfrac{x}{y}=\dfrac{13}{5}\)
Hai chất đồng phân \(E_1\) và \(E_2\) có công thức phân tử \(C_3H_7O_2N\). Khi phản ứng với dung dịch \(NaOH\), \(E_1\) cho muối \(C_3H_6O_2NNa\) còn \(E_2\) cho muối \(C_2H_4O_2NNa\). Xác định các công thức cấu tạo có thể có của \(E_1;E_2\) và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Biết trong phân tử \(E_1;E_2\) đều có nhóm \(-NH_2\)
Chuyên mục: các bài tập hay và khó
Hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ bị mất nhãn mà không dùng thuốc thử nào: NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.
(dành cho tất cả học sinh của tất cả các khối lớp)
- Trích các chất trên thành những mẫu thử nhỏ
- Cho các mẫu thử lần lượt với nhau, ta được kết quả như bảng sau:
\(NaHCO_3\) | \(HCl\) | \(Ba(HCO_3 )_2\) | \(MgCl_2\) | \(NaCl\) | |
\(NaHCO_3\) | \(---\) | \(CO_2\uparrow\) | \(---\) | \(\downarrow trăng\),\(CO_2\uparrow\) | \(---\) |
\(HCl\) | \(CO_2\uparrow\) | \(---\) | \(CO_2\uparrow\) | \(---\) | \(---\) |
\(Ba(HCO_3 )_2\) | \(---\) | \(CO_2\uparrow\) | \(---\) | \(\downarrow trăng\),\(CO_2\uparrow\) | \(---\) |
\(MgCl_2\) | \(\downarrow trăng\),\(CO_2\uparrow\) | \(---\) | \(\downarrow trăng\),\(CO_2\uparrow\) | \(---\) | \(---\) |
\(NaCl\) | \(---\) | \(---\) | \(---\) | \(---\) | \(---\) |
+ Mẫu thử nào tạo 1 sủi bọt khí; 1 kết tủa trắng và sủi bọt khí với các mẫu thử khác là \(NaHCO_3\)và \(Ba(HCO_3 )_2\)
\(2NaHCO_3+MgCl_2--->2NaCl+MgCO_3\downarrow+CO_2\uparrow+H_2O\)
\(NaHCO_3+HCl--->NaCl+CO_2\uparrow+H_2O\)
\(Ba\left(HCO_3\right)_2+MgCl_2--->MgCO_3\downarrow+CO_2+H_2O+BaCl_2\)
\(Ba(HCO_3 )_2 +2HCl --->BaCl_2+2CO_2 +2H_2 O\)
+ Mẫu thử nào tạo bọt khí với hai mẫu thử khác HCl
\(NaHCO_3+HCl--->NaCl+CO_2\uparrow+H_2O\)
\(Ba(HCO_3 )_2 +2HCl --->BaCl_2+2CO_2 +2H_2 O\)
+ Mẫu thử không có hiện tượng gì với các mẫu thử khác là NaCl
+ Mẫu thử tạo kết tủa đồng thời sủi bọt khí với hai mẫu thử là MgCl2
\(2NaHCO_3+MgCl_2--->2NaCl+MgCO_3\downarrow+CO_2\uparrow+H_2O\)
\(Ba\left(HCO_3\right)_2+MgCl_2--->MgCO_3\downarrow+CO_2+H_2O+BaCl_2\)
+ đoạn còn lại .-. em không biết làm :V
Em làm tiếp nối chị Rainbow như sau =))
Vì không sử dụng thuốc thử, ta chia mẫu thử các chất với nhau, lập bảng :
\(NaHCO_3\) | \(HCl\) | \(Ba\left(HCO_3\right)_2\) | \(MgCl_2\) | \(NaCl\) | |
\(NaHCO_3\) | Không phản ứng | Tạo ra bay hơi | Tạo ra vừa kết tủa vừa bay hơi. | Tạo ra kết tủa | Không phản ứng |
\(HCl\) | Tạo ra bay hơi | Không phản ứng | Tạo ra bay hơi | Không phản ứng | Không phản ứng |
\(Ba\left(HCO_3\right)_2\) | Tạo ra kết tủa và bay hơi | Tạo ra bay hơi | Không phản ứng | Tạo ra kết tủa | Không phản ứng |
\(MgCl_2\) | Tạo ra kết tủa | Không phản ứng | Tạo ra kết tủa | Không phản ứng | Không phản ứng |
\(NaCl\) | Không phản ứng | Không phản ứng | Không phản ứng | Không phản ứng | Không phản ứng |
Phương trình hóa học :
\(2HCl+Ba\left(HCO_3\right)_2\rightarrow BaCl_2+CO_2\uparrow+H_2O\)
\(HCl+NaHCO_3\rightarrow NaCl+CO_2\uparrow+H_2O\)
\(Ba\left(HCO_3\right)_2+NaHCO_3\rightarrow BaCO_3\downarrow+Na_2CO_3\)
- Nhận ra các chất :
+) Chất nào khi phản ứng tạo ra hai bay hơi thì đó là \(HCl\)
+) Chất nào khi phản ứng tạo ra hai kết tủa thì đó là \(MgCl_2\)
+) Chất nào không phản ứng với các chất còn lại thì đó là \(NaCl\).
- Còn lại các chất \(NaHCO_3\) và \(Ba\left(HCO_3\right)_2\) đều tạo ra một kết tủa, một bay hơi, và một kết tủa một bay hơi.
Điện phân nóng chảy dung dịch \(NaCl\) :
\(2NaCl+2H_2O\rightarrow2NaOH+Cl_2\uparrow+H_2\uparrow\)
Dùng \(NaOH\) phản ứng với \(NaHCO_3\) và \(Ba\left(HCO_3\right)_2\) :
\(NaHCO_3+NaOH\rightarrow Na_2CO_3\uparrow+H_2O\)
\(Ba\left(HCO_3\right)_2+NaOH\rightarrow BaCO_3\downarrow+Na_2CO_3+H_2O\)
Khi phản ứng \(NaHCO_3\) và \(Ba\left(HCO_3\right)_2\) với \(NaOH\), nhận ra ngay \(NaHCO_3\) vì tạo ra bay hơi, còn lại là \(Ba\left(HCO_3\right)_2\) tạo ra kết tủa.
Bài toán hoàn tất.
Đun nóng 5 mẫu thử:
- mẫu thử xuất hiện kết tủa màu trắng và khí là ba(hco3)2.
- mẫu thử chí thấy bọt khí thoát ra là nahco3.
- 3 mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì.
Lấy sản phẩm là na2co3 thu được khi nung nóng nahco3 lần lượt cho vào 3 mẫu thử còn lại.
- mấu thử nào thấy có bọt khí bay ra là hcl.
- mẫu thử nào xuất hiện kết tủa là mgcl2.
- không có hiện tượng là nacl.
Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3; 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl (với hai điện cực trơ) đến khi có khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Đem phần dung dịch cho tác dụng hết với 150 gam dung dịch chứa AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch Y chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 34,5%. B. 33,5%. C. 30,5%. D. 35,5 %.
Bạn lấy bài này trong đề nào vậy? Đề bài thực sự là quá hay! Đề thi THPT Quốc gia năm nay chắc sẽ có dạng như thế.
*) Xét phản ứng điện phân:
Bên Catot, thứ tự điện phân là: \(Fe^{3+};Cu^{2+};H^+;Fe^{2+};H2O\)
Bên Anot, thứ tự điện phân là: \(Cl^-;H2O\)
Nhưng vì chỉ điện phân đến khi 2 bên đều BẮT ĐẦU thoát khí nên:
-) ở Catot, chỉ có \(Fe^{3+};Cu^{2+}\) bị điện phân
-) ở Anot, chỉ có \(Cl^-\) bị điện phân
Suy ra, dd A còn lại sau khi điện phân là: \(FeCl_2;HCl\)
Trong đó: \(n_{FeCl2}=n_{FeCl3}=0,2\left(mol\right);n_{HCl}=0,16mol\)
\(m_{ddA}=100-m_{CuCl2}=86,5\left(g\right)\)
*) Xét phản ứng của ddA với dd AgNO3:
+) Phản ứng tạo kết tủa chắc chắn có Ag và AgCl.
\(n_{AgCl\downarrow}=n_{HCl}+2n_{FeCl2}=0,56\left(mol\right)\)
\(n_{Ag\downarrow}=\dfrac{90,08-0,56.143,5}{108}=0,09\left(mol\right)\)
\(n_{AgNO3}=n_{AgCl\downarrow}+n_{Ag\downarrow}=0,65\left(mol\right)\)
+) Phản ứng tạo 1 muối duy nhất nên muối đó chỉ có thể là \(Fe\left(NO_3\right)_3\)
\(n_{Fe\left(NO_3\right)_3}=n_{FeCl2}=0,2mol\)
+) Phản ứng chắc chắn tạo hỗn hợp khí dạng \(N_xO_y\), tạm gọi là khí X
Ta chỉ cần tìm khối lượng khí X:
Có ngay số mol nước sinh ra sau phản ứng là:
\(n_{H2O}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,08\left(mol\right)\)
Bảo toàn khối lượng:
\(m_{FeCl2;HCl}+m_{AgNO3}=m_{\downarrow}+m_{Fe\left(NO_3\right)_3}+m_X+m_{H2O}\\ \Rightarrow m_X=1,82g\)
*) Xét toàn bộ quá trình phản ứng:
dd sau cùng chỉ là dd \(Fe\left(NO_3\right)_3\)
\(m_{ddFe\left(NO_3\right)_3}=m_{ddA}+m_{ddAgNO3}-m_{\downarrow}-m_{X\uparrow}=144,6\left(g\right)\)
\(\Rightarrow a\%=\dfrac{m_{Fe\left(NO_3\right)_3}}{m_{ddFe\left(NO_3\right)_3}}=\dfrac{0,2\cdot242}{144,6}\approx33,47\%\)
Chọn D