Bài 2: Phương trình đường thẳng trong không gian

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Ta có \(\overrightarrow {MN}  = \left( {0;997;0} \right)\).

Đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(M\) và \(N\) nên \(\overrightarrow {MN} \) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng. Suy ra vectơ \(\vec u = \frac{1}{{997}}\overrightarrow {MN}  = \left( {0;1;0} \right)\) cũng là một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(d.\)

Phương trình tham số của làn đường \(d\) đi qua \(M\left( {4;3;20} \right)\) và có một vectơ chỉ phương \(\vec u = \left( {0;1;0} \right)\) là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 4 + 0t\\y = 3 + t\\z = 20 + 0t\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 3 + t\\z = 20\end{array} \right.\).

Đặt \(t' = t + 3\), phương trình tham số của làn đường \(d\) là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = t'\\z = 20\end{array} \right.\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 48)

Hướng dẫn giải

a) Các đường thẳng \(d\), \(d'\) và \(d''\) có các vectơ chỉ phương lần lượt là \(\vec u\left( {1;2;3} \right)\), \(\vec u'\left( {2;4;6} \right)\) và \(\vec u''\left( {2;4;6} \right)\).

Ta có \(\frac{1}{2} = \frac{2}{4} = \frac{3}{6}\) nên ba vectơ \(\vec u\), \(\vec u'\) và \(\vec u''\) là các vectơ cùng phương. Suy ra \(d\), \(d'\) và \(d''\) hoặc song song hoặc trùng nhau.

b) Thay hoành độ điểm \(M\) vào phương trình \(x = 2t'\) ta có \(4 = 2t'\), suy ra \(t' = 2\).

Thay \(y = 1\) và \(t' = 2\) vào phương trình \(y = 7 + 4t'\), ta có \(1 = 7 + 4.2\). Điều này là vô lí. Vậy điểm \(M\) không thuộc \(d'\).

Thay hoành độ điểm \(M\) vào phương trình \(x = 5 + 2t''\) ta có \(4 = 5 + 2t''\), suy ra \(t'' =  - \frac{1}{2}\).

Thay \(y = 1\), \(z = 1\) và \(t'' =  - \frac{1}{2}\) vào các phương trình còn lại của đường thẳng \(d''\), ta có \(\left\{ \begin{array}{l}1 = 3 + 4.\frac{{ - 1}}{2}\\1 = 4 + 6.\frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\). Các phương trình đều thoả mãn. Vậy điểm \(M\) thuộc \(d''\).

c) Từ các câu a và b, ta có \(d\), \(d'\) và \(d''\) hoặc song song hoặc trùng nhau; điểm \(M\) thuộc \(d\) và \(d''\), \(M\) không thuộc \(d'\). Vậy ta suy ra \(d\parallel d'\) và \(d \equiv d''\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 49)

Hướng dẫn giải

a) Đường thẳng \(d\) đi qua \(M\left( {7;3;2} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\vec a = \left( {4; - 2; - 2} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) có vectơ chỉ phương \(\vec a' = \left( {2; - 1; - 1} \right) = \frac{1}{2}\vec a\).

Thay toạ độ điểm \(M\left( {7;3;2} \right)\) vào phương trình đường thẳng \(d'\) ta có:

\(\frac{{7 - 3}}{2} = \frac{{3 - 5}}{{ - 1}} = \frac{{2 - 4}}{{ - 1}}\). Phương trình thoả mãn, vậy \(M\) thuộc \(d'\). Suy ra \(d \equiv d'\).

b) Đường thẳng \(d\) đi qua \(N\left( {0;0;1} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\vec a = \left( {3;3;4} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) có vectơ chỉ phương \(\vec a' = \left( {3;4;4} \right) = \vec a\).

Thay toạ độ điểm \(N\left( {0;0;1} \right)\) vào phương trình đường thẳng \(d'\) ta có:

\(\frac{{0 - 2}}{3} = \frac{{0 - 9}}{3} = \frac{{1 - 5}}{4}\). Phương trình không thoả mãn, vậy \(N\) không thuộc \(d'\). Suy ra \(d\parallel d'\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 49)

Hướng dẫn giải

Trục \(d\) của mũi khoan đi qua điểm \(M\left( {1;1;1} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\vec a = \left( {0;0;1} \right)\).

Trục \(d'\) của giá đỡ có vectơ chỉ phương \(\vec a' = \left( {0;0;5} \right) = 5\vec a\).

Thay toạ độ điểm \(M\left( {1;1;1} \right)\) vào phương trình đường thẳng \(d'\) ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}1 = 10\\1 = 20\\1 = 5 + 5t\end{array} \right.\). Điều này là vô lí. Vậy trục của mũi khoan song song với trục của giá đỡ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 50)

Hướng dẫn giải

a) Các vectơ chỉ phương của các đường thẳng \(d\), \(d'\) và \(d''\) lần lượt là \(\vec u = \left( {1;3; - 1} \right)\), \(\vec u' = \left( { - 2;1;3} \right)\) và \(\vec u'' = \left( { - 2;1;3} \right)\).

Ta thấy rằng \(\frac{1}{{ - 2}} \ne \frac{3}{1}\), nên vectơ \(\vec u\) không cùng phương với các vectơ \(\vec u'\) và \(\vec u''\).

Suy ra đường thẳng \(d'\) và đường thẳng \(d''\) không song song hay trùng với đường thẳng \(d\).

b) Xét hai phương trình đầu của hệ phương trình:

 \(\left\{ \begin{array}{l}1 + t = 2 - 2t'\\2 + 3t =  - 2 + t'\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}t + 2t' = 1\\3t - t' =  - 4\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}7t =  - 7\\t + 2t' = 1\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}t =  - 1\\t' = 1\end{array} \right..\)

Thay \(t =  - 1\) và \(t' = 1\) vào phương trình thứ ba, ta thấy phương trình thoả mãn (do \(4 = 4\)). Vậy \(t =  - 1\) và \(t' = 1\) là nghiệm duy nhất của hệ phương trình.

Suy ra hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) có điểm chung, tức chúng cắt nhau.

c) Xét hai phương trình đầu của hệ phương trình:

 \(\left\{ \begin{array}{l}1 + t = 2 - 2t'\\2 + 3t =  - 2 + t'\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}t + 2t' = 1\\3t - t' =  - 4\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}7t =  - 7\\t + 2t' = 1\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}t =  - 1\\t' = 1\end{array} \right..\)

Thay \(t =  - 1\) và \(t' = 1\) vào phương trình thứ ba, ta thấy phương trình không thoả mãn (do \(4 \ne 6\)). Vậy hệ phương trình vô nghiệm.

Suy ra hai đường thẳng \(d\) và \(d''\) không có điểm chung, tức chúng chéo nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 51)

Hướng dẫn giải

a) Đường thẳng \(d\) đi qua \(M\left( {0;1;2} \right)\) và có một vectơ chỉ phương \(\vec a = \left( {2; - 1; - 3} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) đi qua \(M'\left( {2;0; - 1} \right)\) và có một vectơ chỉ phương \(\vec a' = \left( {4;7;11} \right)\).

Ta có \(\left[ {\vec a,\vec a'} \right] = \left( {10; - 34;18} \right)\) và \(\overrightarrow {MM'}  = \left( {2; - 1; - 3} \right)\)

Suy ra \(\left[ {\vec a,\vec a'} \right].\overrightarrow {MM'}  = 10.2 + \left( { - 34} \right)\left( { - 1} \right) + 18.\left( { - 3} \right) = 0\).

Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) cắt nhau.

b) Đường thẳng \(d\) đi qua \(M\left( {4;1;1} \right)\) và có một vectơ chỉ phương \(\vec a = \left( {1;2;2} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) đi qua \(M'\left( {2;1;1} \right)\) và có một vectơ chỉ phương \(\vec a' = \left( {3;2;9} \right)\).

Ta có \(\left[ {\vec a,\vec a'} \right] = \left( {14; - 3; - 4} \right)\) và \(\overrightarrow {MM'}  = \left( { - 2;0;0} \right)\)

Suy ra \(\left[ {\vec a,\vec a'} \right].\overrightarrow {MM'}  = 14.\left( { - 2} \right) + \left( { - 3} \right).0 + \left( { - 4} \right).0 =  - 28 \ne 0.\)

Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 52)

Hướng dẫn giải

Đường thẳng \(d\) đi qua \(M\left( {0;0;50} \right)\) và có một vectơ chỉ phương \(\vec a = \left( {0;0;1} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) đi qua \(M'\left( {20;0;50} \right)\) và có một vectơ chỉ phương \(\vec a' = \left( {0;1;0} \right)\).

Ta có \(\left[ {\vec a,\vec a'} \right] = \left( { - 1;0;0} \right)\) và \(\overrightarrow {MM'} \left( {20;0;0} \right)\).

Suy ra \(\left[ {\vec a,\vec a'} \right].\overrightarrow {MM'}  = \left( { - 1} \right).20 + 0.0 + 0.0 =  - 20 \ne 0.\)

Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 52)

Hướng dẫn giải

a) Đường thẳng \(d\) có một vectơ chỉ phương là \(\vec a = \left( {1;2; - 1} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) có một vectơ chỉ phương là \(\vec a' = \left( {1;4;9} \right)\).

b) Ta có \(\vec a.\vec a' = 1.1 + 2.4 + \left( { - 1} \right).9 = 0\). Suy ra hai vectơ \(\vec a\) và \(\vec a'\) có giá vuông góc với nhau. Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) vuông góc với nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 53)

Hướng dẫn giải

a) Đường thẳng \(d\) có một vectơ chỉ phương là \(\vec a = \left( {1; - 3;1} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) có một vectơ chỉ phương là \(\vec a' = \left( {1;1;2} \right)\).

Ta có \(\vec a.\vec a' = 1.1 + \left( { - 3} \right).1 + 1.2 = 0.\)

Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) vuông góc với nhau.

b) Đường thẳng \(d\) có một vectơ chỉ phương là \(\vec a = \left( {7;3;1} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) có một vectơ chỉ phương là \(\vec a' = \left( {2;2;2} \right)\).

Ta có \(\vec a.\vec a' = 7.2 + 3.2 + 2.2 = 24 \ne 0.\)

Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) không vuông góc với nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Trục \(d\) của nòng súng có một vectơ chỉ phương là \(\vec a = \left( {1;0;0} \right)\).

Cọc đỡ bia \(d'\) có một vectơ chỉ phương là \(\vec a' = \left( {0;0;3} \right).\)

Ta có \(\vec a.\vec a' = 1.0 + 0.0 + 0.3 = 0.\)

Vậy \(d\) và \(d'\) vuông góc với nhau.

Xét hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}t = 10\\20 = 20\\9 = 1 + 3t'\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = 10\\t' = \frac{8}{3}\end{array} \right.\).

Hệ phương trình có một nghiệm duy nhất, do đó \(d\) cắt \(d'.\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)