-Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ. : mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .
-Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.
Nỗi lòng quặn đau, ngao ngán, căm hờn, u uất vì đang bị cầm tù, mất tự do, mất chủ quyền, đó còn là tấc lòng mãi mãi gắn bó, thuỷ chung với ‘non nước’ cũ (‘Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn. Để hồn ta phảng phất được gần ngươi’), nó không hề khuất phục kẻ thù và hoàn cảnh, nókhông bao giờ lãng quên, và phản bội ‘non nước’ xưa. Lời nhắn gửi mà như một lời thề son sắt, thuỷ chung.Phải chăng đó cũng là nỗi lòng, là tấm lòng của người dân đất Việt đương thời chán ghét, u uất trong cảnh đời nô lệ mà vẫn son sắt, thuỷ chung với giống nòi, non nước?Lời thơ thống thiết. Câu thơ kết là tiếng vang vọng sâu thẳm của tấm lòng yêu nước.