Hãy nghĩ kỹ những điều này En- ri -cô ạ trong đời con có thể trải qua những người buồn thẳm, những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ
Khi đã khôn lớn trưởng thành khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm có thể có lúc con sẽ mong ước tha để nghe lại tiếng nói của mẹ để mẹ dang tay đón vào lòng dù có lớn khôn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu đuối và không được chở che con sẽ thấy cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng con sẽ không thể sống thanh thản Nếu con đã làm cho mẹ buồn phiền dù có hối hận có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ là vô ích mà thôi Lương Tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình en-ri-cô này Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng Cha Mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó
Câu1 . Hãy định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu2 . Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Câu3 đoạn trích trên có đảm bảo tính liên kết không ?Vì sao?
Câu4. Đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với cha mẹ
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!
Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.
Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.
Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”
Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.
Nội dung của đoạn văn trên là:
A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ
B. Kể lại nội dung bài thơ
C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ
D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!
Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.
Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.
Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”
Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.
Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
“... Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị
khổ hình. En-ri-cô này ! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó...”
(Trích “Mẹ tôi”- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.10)
Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ.
Tìm từ đồng nghĩa, từ hán việt, đại từ, từ ghép, từ láy, từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.
Trong cuộc đời này , chắc chắn mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Vì con, cuộc đời mẹ đã phải qua bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay mẹ gầy gò sao mà thân thương trìu mến vậy! Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Bàn tay mẹ mát dịu của mẹ luôn xoa đầu con khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương luôn đặt lên vai con cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lanh thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con ko biết mình sẽ ra sao mẹ à!
Help me ! 😢
"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả
... Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát".
(Trích “Những tấm lòng cao cả”, Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn)
Qua đoạn trích trên, em cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho "tên lính nhỏ" như thế nào? Từ đó viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi kể về người bố hoặc người mẹ thân yêu của em
Trong cuộc sống có một thứ âm thanh ghi vào hồn người sâu chặt, nghĩa tình nhất là lời ru vủa mẹ. Lời ru ngọt ngào, sâu lắng da diết ấy cho con những giấc ngủ, bình yên thanh thản và say nồng. Lời ru của mẹ được chắt lọc bằng cả sự yêu thương, sự hi sinh và cả sự tần tảo. Lời ru ấy còn chứa chan những câu chuyện cổ tích xa vời mà thân thuộc,những lời dạy dễ hiểu mà sâu sắc. Từ những câu chuyện Tấm cám, cô bé lọ lem, rồi đến những câu ca dao chứa đựng những bài học đạo lí làm người mà bồi đắp lên tâm hồn con những điều trong trẻo, tinh khiết, ấm áp, đẹp đẽ nhất. Lời ru ngọt ngào của mẹ làm cho chúng ta sống lại với tuổi thơ của mình, giúp chúng ta luôn tự tin vững bước trên con đường dài của cuộc đời mỗi người. Cảm ơn mẹ vì lời ru bởi mỗi lần con kho khăn, đau khổ hay thất bại chỉ cần nghĩ về lời ru con như được tiếp thêm sức mạnh thần kì để vươn lên và vượt lên tất cả một cách nhẹ nhàng nhất, Cảm ơn lời ru của mẹ.
Nêu nội dung của đoạn văn
Mẹ là biển cả thênh thang
Cha là ngọn núi cao sang giữa đời
Cho con cuộc sống tuyệt vời
Với bao no ấm từ thời ấu thơ.
Mẹ hiền dìu những giấc mơ
Cho con chắp cánh bay vào tương lai
Ơn cha nghĩa mẹ đong đầy
Sớm hôm vất vả hao gầy lao tâm…
Câu 1: (1,0 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2: (1,0 điểm): Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới chủ đề ca dao nào đã hoc trong SGK Ngữ văn 7, tập 1? Hãy chỉ ra một câu trong đoạn thơ trên diễn tả nỗi cơ cực mà cha mẹ luôn phải hi sinh vì con.
Câu 3: (0,5 điểm): Tìm một từ láy và một từ ghép ở phần in đậm.
Câu 4: (1,0 điểm): Phần in đậm trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5: (1,5 điểm): Nêu ý nghĩa đoạn thơ trên. Từ ý nghĩa ấy, em thấy mình cần phải làm gì để xứng đáng với công lao của mẹ cha?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
1. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
A. Người con nói với mẹ. B. Mẹ nói với người con C.Tác giả nói với người mẹ. D. Tác giả nói với người con
2. Theo đặc điểm của thể thơ, những tiếng nào trong đoạn thơ trên gieo vần với nhau?
A. đường - giường. B. quê - về C. chợ - trở D. lá - qua
3. Câu thơ "Mua cá về nấu chua" có mấy động từ?
A. 1 động từ B. 2 động từ C. 3 động từ D. 4 động từ
4. Chủ ngữ trong câu thơ : " Hai chiếc giường ướt một." có cấu tạo như thế nào?
A. Là 1 cụm động từ B. Là 1 cụm danh từ. C. Là 1 cụm tính từ D. là 1 cụm chủ ngữ - vị ngữ
Giúp mình nha chiều nay mình nộp rùi :>