Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào?
A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất
C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả
Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép?
A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở
Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ
A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình
Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư
Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ
Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên?
A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật.
B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến.
C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn.
D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn.
Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản?
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Trích dẫn lời của tờ báo
D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật
Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?
A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất.
B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ.
C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng.
D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời.
Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ?
A. Cái bình vừa nặng vừa cứng
B. Chui xuống đất
C. Dựa vào chính bản thân chúng ta
D. Có cái bình
II. Tự luận
Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao?
Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo
Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?