nguyen thao

Yếu tố của phép so sánh là từ :như,hơn đúng ko các bạn 

trả lời nhanh cho mk nhé thanks

Vũ Linh 5A
26 tháng 3 2018 lúc 20:05

đúng mà bạn

Phạm Khánh Linh
26 tháng 3 2018 lúc 20:02

ukm chắc thế đúng thì k cho mk nha thank you very much

cự giải cute
26 tháng 3 2018 lúc 20:04

yếu tố của phép so sánh là :như,hơn,là............

nhiều lắm

kudoshinichi
26 tháng 3 2018 lúc 20:04

1. Khái niệm

So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe.

Ví dụ:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ.

cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa.

đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa.

chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

A B

* Làm rõ khái niệm:

- Đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác => có ít nhất 2 sự vật trở lên. Trong đó có sự vật so sánh: A

sự vật được so sánh: B 

- Cơ sở: 2 sự vật phải có ít nhất một nét tương đồng.

- Hiệu quả, tác dụng: gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ.

* Phân biệt so sánh tu từ học với so sánh logic

So sánh tu từ học khác so sánh logic ở ba yếu tố

Tính hình tượng

Tính biểu cảm

Tính dị loại (không cùng loại) của sự vật

Ví dụ 1: 

- So sánh logic: a = b . Vậy b = a.

- So sánh trong ngôn ngữ: 

+ Có thể nói: “Con giống bố như đúc”.

+ Không thể nói: “Bố giống con như đúc”.

 Trong ngôn ngữ, vế được so sánh có một tiền giả định làm chuẩn mực, đã được khẳng định, không hoàn toàn đồng nhất với cái so sánh( Hiện tượng khúc xạ). Chúng ta không so sánh trên ngôn ngữ mà chỉ so sánh trên hình ảnh mà ngôn ngữ gợi ra.

Ví dụ 2: 

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

 Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp và lấy vẻ đẹp của người phụ nữ so sánh với thiên nhiên.

“Lá liễu dài như một nét mi”

 Con người làm chuẩn mực của cái đẹp

 Trong so sánh tu từ, hiện tượng khúc xạ còn tăng nhiều lần vì còn mang sắc thái chủ quan của người so sánh



2. Mô hình cấu tạo 

Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh gồm 4 yếu tố:

1. Cái so sánh 2. Cơ sở so sánh 3. Từ so sánh 4. Cái được so sánh

Anh đứng lặng im như bức thành đồng.

Lá liễu Dài như một nét mi

* Tùy từng trường hợp có thể đảo, thêm, bớt một số yếu tố trong mô hình trên

- Đảo trật tự so sánh:

Chòng chành như nón không quai

Như thuyền không lái, như ai không chồng

(ca dao)

- Thiếu yếu tố cơ sở, thuộc tính so sánh:

Mình ơi có nhớ ta chăng

Ta như sao vượt chờ trăng hỡi người

(ca dao)

- Thiếu yếu tố từ so sánh:

Gái thương chồng đương đông buổi chợ

Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.

(ca dao)

* Phân loại:

Tiêu chí: từ ngữ so sánh

- Yếu tố thứ 3 là từ “như” (tựa như, chừng như…)

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Yếu tố thứ 3 là từ hô ứng “bao nhiêu… bấy nhiêu”:

Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói nhớ thương mình bấy nhiêu

- Yếu tố thứ 3 là từ “là”:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày.

3. Phạm vi và ý nghĩa sử dụng

- Sử dụng trong lời nói hằng ngày

Ví dụ: xanh như ngọc, chậm như rùa, sắc như dao cau…

=> Ý nghĩa: cách nói ví von, hình ảnh thấm thía, giúp người nghe hiểu nhanh nội dung cần truyền đạt.

- Sử dụng trong phong cách chính luận:

Ví dụ:

“ Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng trên vai chúng ta như thanh gươm Đa mô clet, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời…”( Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác ket)

=> Tăng cường sức mạnh bình giá.

- Sử dụng trong lời nói nghệ thuật

=> Thể hiện khả năng tạo hình, diễn cảm.

- ví dụ: Sử dụng trong thơ ca:

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa bão gió

Tình ta như dòng sông

Đã yên mùa thác lũ

=> Nêu lên một cách tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng.

_Lương Linh_
26 tháng 3 2018 lúc 20:05

Yếu tố của phép so sánh là từ :như, hơn , chẳng hạn như, giống như, gần giống như,....

có n lắm nha bạn!!!


Các câu hỏi tương tự
Nijino Yume
Xem chi tiết
Yến Trần
Xem chi tiết
nguyễn hải trường
Xem chi tiết
nguyễn hải trường
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
Xem chi tiết
maithienkim
Xem chi tiết
phạm lê phương nhi
Xem chi tiết
nguyễn phương thảo
Xem chi tiết