Hình tượng trung tâm trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen là gì?
A. Nhị sen
B. Lá sen
C. Bông sen
D. Sen (trong đầm)
Có những loại phép điệp nào trong đoạn trích ở dưới?
Trong đầm đẹp gì bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
A. Điệp ngữ, điệp câu
B. Điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngữ
C. Điệp đầu câu, điệp nối tiếp
D. Điệp ngữ, điệp vòng tròn
a. Cách mở đầu bài ca dao này khác gì với hai bài ca dao trên? Anh (chị) hiểu từ "ai" trong câu "Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!" như thế nào?
b. Mặc dù lỡ duyên nhưng vẫn thủy chung. Điều đó được nói lên bằng hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người.
c. Phân tích để làm rõ vẻ đẹp câu thơ cuối.
Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.
1.Theo anh/chị bài ca dao đề cập về vấn đề gì?
2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh hồ sen trong bài ca dao.
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu sau:
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.
4. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ “thú hữu tình” được nhắc đến trong bài ca dao?
5. Anh/Chị có nhận xét gì về quan niệm sống của nhân vật trữ tình trong bài ca dao?
Đọc các bài ca số 2, 3, 4 có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao.
Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu ca dao
" Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ "
Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời:
a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,... mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?
b. Thuyền bến (câu 1) và cây đã, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?
Ý nào không chính xác khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của người lao động qua những bài ca dao châm biếm, hài hước?
A. Sự thông minh, dí dỏm.
B. Tinh thần đấu tranh.
C. Những tâm tư thầm kín.
D. Tinh thần lạc quan.
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng một đoạn văn (khoảng 15 câu).