Câu 1. Ý nghĩa cơ bản của việc phát triển thủy điện ở vùng TD&MN Bắc Bộ không phải là
A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
B. kiểm soát lũ cho ĐBSH.
C. khai thác nguồn thủy năng giàu có.
D. tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Câu 2. Loại hình vận tải nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển nước ta?
A. Đường hàng không. B. Đường sắt.
C. Đường bộ. D. Đường sông.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết dãy núi nào sau đây ở nước ta chạy theo hướng tây bắc – đông nam?
A. Dãy Hoàng Liên Sơn. B. Dãy Sông Gâm.
C. Dãy Ngân Sơn. D. Dãy Bắc Sơn.
Câu 4. Trung tâm du lịch lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ và cả nước là
A. Vũng Tàu. B. Nha Trang.
C. Đà Lạt. D. TP Hồ Chí Minh.
Câu 5. Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta?
A. Đất feralit trên đá vôi. B. Đất feralit trên badan.
C. Đất xám phù sa cổ. D. Đất feralit trên các loại đá khác.
Câu 6. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô rất lớn ở ĐBSH là
A. Hải Phòng. B. Nam Định.
C. Hà Nội. D. Vĩnh Yên.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây không phải là lợi ích của việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
A. Đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
C. Giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.
D. Tăng nhiều chi phí cho các vấn đề phúc lợi xã hội.
Câu 8. Lĩnh vực dịch vụ ở nước ta đang thu hút nhiều công ti nước ngoài hoạt động là
A. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. GTVT, du lịch.
C. thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.
D. kinh doanh tài sản, tư vấn.
Câu 9. Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của vùng ĐBSH tập trung ở hai thành phố là
A. Hà Nội và Nam Định. B. Hà Nội và Hải Phòng.
C. Hà Nội và Hải Dương. D. Hà Nội và Bắc Ninh.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng KTTĐ miền Trung có giá trị sản xuất công nghiệp đạt từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
A. Huế. B. Đà Nẵng. C. Quảng Ngãi. D. Quy Nhơn.
1) Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ?
2) Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
3) Dựa vào bảng 18.1, hãy vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1. Giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc (tỉ đồng)
hk có copy bảng dc :<
Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?
Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở trung du và núi bắc bộ là do đâu?
A đất feralit trên đá phiến,đá vôi chiếm diện tích lớn
B nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm
C có nhiều giống cây trồng cận nhiệt va ôn đới
D khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,có mùa đong lạnh
C9; thủy điện hòa bình không có vai trò gì?
A cung cấp năng lượng,tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng
B giải quyết vấn đề thủy lợi cho vùng núi
C kiểm soát lũ ở đồng bằng sông hồng
D giữ rừng cho đất nước
GIÚP TỚ CÂU NÀY NHÉ .CẢM ƠN NHIỀU
Nêu vị trí địa lý ý giới hạn lãnh thổ của vùng vùng trung du miền núi Bắc Bộ bộ ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng
8. Vì sao ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có điều kiện phát triển mạnh? 9. Kể tên các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? 10. Kể tên một số sản phẩm công nghiệp thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ? 11. Chè San là thương hiệu chè nổi tiếng của tỉnh nào? 12. Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ có giá trị trên thị trường? 13. Kể tên các tỉnh/thành phố của vùng ĐBSH? 14. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào?
1. Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.
2. Vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Ý nghĩa của vị trí địa lý đó.
3. Kể tên các loại khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ.
4. Sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
5. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh¸kể tên.
6. Tại sao về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc?
7. Kể tên các tỉnh nằm ở Tây Bắc, Đông Bắc.
8. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào? Diện tích?
9. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ
10. Đặc điểm dân cư của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ.
trình bày những thuận lợi đối vs việc phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du và miền núi bắc bộ
trình bày thuận lợi, khó khăn đối vs việc phát triển kinh tế xã hội trung du và miền núi bắc bộ ?