-thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em
Bởi lẽ, trẻ em là mầm non tương lai của xã hội. Đồng thời “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”[1]
– Công ước liên hợp quốc là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển toàn diện, giúp cho trẻ em được sống trong hạnh phúc, ấm no
Với 54 điều khoản khái quát toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý 04 điều khoản sau:
+ Không phân biệt đối xử (Điều 2)
+ Lợi ích tốt nhất của trẻ (Điều 3)
+ Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống (Điều 6)
+ Quyền được lắng nghe (Điều 12)
Những điều này được coi là những “Nguyên tắc chung” và giúp diễn giải tất cả các điều khác và đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền trong Công ước dành cho tất cả trẻ em.
Theo đó, tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm không làm được việc ấy (Điều 3). Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả những biện pháp lập pháp, hành pháp chính thích hợp để thực hiện những quyền của trẻ em được thừa nhận trong Công ước (Điều 4).
– Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền trẻ em
Pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người. Mặt khác, công ước là văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện trên