TK
Thực tiễn lịch sử chứng minh, truyền thống yêu nước là sợi dây cốt lõi cố kết cộng đồng, tạo sức mạnh toàn dân tộc để chiến thắng các thế lực ngoại xâm. Tuy nhiên, để phát huy được sức mạnh này cần có đường lối lãnh đạo đúng đắn và tổ chức chỉ huy chặt chẽ, khoa học, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với xu thế thời đại. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, bài trừ tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong bộ máy chính quyền, nhằm củng cố sức mạnh Nhà nước, tăng cường niềm tin của nhân dân. Phải đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân, giữ vững mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà toàn dân tộc đã lựa chọn. Để làm được điều đó, Nhà nước ta cần tiến hành cải cách hành chính; hoàn thiện hành lang pháp lý; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đức, đủ tài, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao tiềm lực kinh tế; thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh đất nước. Đồng thời, có chiến lược tổng thể và các chính sách về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ý nghĩa của các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX:
- Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân ta
- Để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các cuộc khởi nghĩa
- Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp
- Có vị trí lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc