Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)________ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)________, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua(3)_______, các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là(4)________. Đồ đạc trong phòng đều được(5)_____, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6)________. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì(7)______, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.
Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả(8)________.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3
Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn phân tích những câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.
Nội dung sau đúng hay sai? “Lẽ ghét thương kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quan của ông trước lúc vào trường thi”
A. Đúng
B. Sai
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới
Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối , ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về hàng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông , người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!
(Theo Nguyễn Tuân toàn tập)
Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm nào?
Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sao ông lại chủ trương như vậy?
Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?
A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.
B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
C. Sinh năm 1867, mất năm 1940.
D. Sinh năm 1912, mất năm 1939
Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu?
Loại văn bản nhằm đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề, thường là xã hội, chính trị xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm là loại văn bản chính luận nào sau đây?
A. Tuyên ngôn
B. Tham luận
C. Xã luận
D. Bình luận thời sự.