Bài thơ “Đập Đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? *
A. Khi tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ờ nước ngoài.
C. Khi tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục.
D. Khi tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước.
B. Khi tác giả đang hoạt động ở nước ngoài.
Nêu hoàn cảnh sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù”
A.Trong nhà lao thừa phủ- Huế.
B.Trong hang Pác Bó- huyện Hà Quảng- Cao Bằng.
C.Ở nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc.
D.Khi tác giả xa quê và nhớ về quê hương miền biển tha thiết.
đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 cuối kỳ // mk sưu tầm được nè (có đáp án luôn nha):
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:
a. Làm cho dân được giàu có, ấm no
b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp
c. Thương dân, trừ bạo ngược
2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng
c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác
d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do
3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?
a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa
b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp
c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa
d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động hỏi
b. Hành động trình bày
c. Hành động cầu khiến
d. Hành động bộc lộ cảm xúc
5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?
a. Học phải theo mục đích chân chính
b. Học phải đi đôi với hành
c. Phải làm theo điều được học
d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất
6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?
a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép
c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi
d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi
II. Tự luận (6 điểm)
1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)
2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
c | a | d | a | b | c |
II. Phần tự luận
1.
Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)
2.
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
- Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)
- Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)
- Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)
- Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)
3.
Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)
- HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)
- HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:
+ Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)
Qua bài giảng video "Đập đá ở Côn Lôn", em hãy trả lời những yêu cầu sau :
1. Tóm tắt cuộc đời cụ Phan Châu Trinh.
2. Những Nhà cách mạng nào đã từng bị giam nhà tù Côn Đảo.
3. Qua bài thơ, em hiểu gì về phẩm chất của người chí sĩ cách mạng ( tác giả) (dẫn chứng và nêu cảm nghĩ khi trả lời câu hỏi này).
4. Em rút ra cho mình bài học gì sau khi học bài thơ này ?
Câu 7. Hình ảnh nào được tác giả Thế Lữ mượn để sáng tác lên bài thơ Nhớ rừng, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?
A. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.
B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.
C. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.
Đã được học qua bài thơ "Nhớ rừng" của nhà thơ Thế Lữ, ta biết rằng bài thơ còn mượn hình ảnh con hổ để thể hiện lòng yêu nước của tác giả Thế Lữ với khao khát giành được tự do và độc lập của đất nước khỏi bàn tay đô hộ của thực dân Pháp. Hãy lí giải tại sao mà tác phẩm "Nhớ rừng" thuộc thể loại thơ mới mà không phải là thơ ca cách mạng.
Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?
A. Tố Hữu
B. Chế Lan Viên
C. Phan Bội Châu
D. Hồ Chí Minh
Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.
D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ?
A. Giọng tha thiết, trìu mến.
B. Giọng vui đùa, dí dỏm.
C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.
D. Giọng buồn thương, phiền muộn.
hãy rủ lòng thương mà giúp tui =)))
Nêu hoàn cảnh cá nhân của tác giả Thế Lữ khi sáng tác bài Nhớ rừng
Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát
D. Tám chữ
Câu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạng
B. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ
C. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạng
D. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao Bảo ( Quảng Trị)
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây đúng với nội dung sáu câu đầu của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Bức tranh thiên nhiên u ám
B. Một thế giới rực rỡ sắc màu, âm thanh rộn ràng, tràn trề nhựa sống
C. Một không gian ngột ngạt, khó chịu
D. Cảnh rừng núi hưu quạnh, âm u
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Buồn bực vì tiếng chim tu hú kêu
B. Nhớ mong da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù
C. Muốn vượt ngục để trở về với gia đình
D. Ngột ngạt, uất ức, khao khát được tự do
Câu 5: Trong bài thơ “ Khi con tu hú”, hình ảnh nào được lặp lại hai lần?
A. Nắng đào
B. Lúa chiêm
C. Con tu hú
D. Diều sáo
Câu 6: Ở bài “ Tâm tư trong tù” ( Tố Hữu viết trong những ngày đầu bị giặc bắt giam) có đoạn:
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Đoạn thơ trên gợi ta liên tưởng đến đoạn nào của bài “ Khi con tu hú”?
A. Đoạn 1
B. Đoạn 2
Câu 7: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Bác Hồ trong nhà lao của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc
B. Khi Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Khi Bác Hồ mới về nước, Người sống và hoạt động ở Cao Bằng
D. Khi Bác Hồ hoạt động ở Tân Trào
Câu 8: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Tự do
Câu 9: Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là gì?
A. Hào hùng, bay bổng
B. Buồn thương, phiền muộn
C. Dằn vặt, uất ức
D. Đùa vui, dí dỏm, khỏe khắn, tự nhiên
Câu 10: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?
A. Bình tĩnh, chủ động trong mọi hoàn cảnh
B. Ung dung, lạc quan trước mọi gian lao, khó khăn của cuộc sống cách mạng
C. Tiết kiệm mọi thứ để phục vụ kháng chiến
D. Phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc sống thiếu thốn để làm cách mạng
bài thơ ''KHI CON TU HÚ'' đã gợi cho em nhớ đén những bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 8 mà các tác giả cũng sáng tác trong cảnh tù đày