Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại?
A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ
B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần
C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh
D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế
Tổ chức kinh tế trong các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu như thế nào? Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?
đặc điểm của lãnh địa phong kiến tây Âu ? Em có nhận xét gì về đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa?
Quyền hành của lãnh chúa ở lãnh địa là gì?
A. Lãnh chúa có mọi quyền hành ở lãnh địa của mình như một ông vua con.
B. Lãnh chúa có quyền thu tô thuế sau đó nộp lại một phần cho nhà nước.
C. Lãnh chúa có quyền về kinh tế nhưng không được quyền xây dựng quân đội riêng.
D. Lãnh chúa cai trị trong lãnh địa theo sự chỉ đạo của nhà vua.
Sự tồn tại của các lãnh địa phong kiến thể hiện đặc điểm thể chế chính trị của chế độ phong kiến phương Tây là gì?
A. Chế độ phong kiến phân quyền.
B. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
C. Chế độ dân chủ chủ nô.
D. Chế độ quân chủ lập hiến.
Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa là
A. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn
C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn
D. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa
Giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho thợ thủ công cùng ngành nghề và đấu tranh chống lại sự áp bức, sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến địa phương. Đó là mục đích của?
A. Thương hội
B. Phường hội
C. Các xưởng thủ công
D. Các công trường thủ công
Lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu có nguồn gốc là
A. Những chủ nô Rôma
B. Tăng lữ
C. Những người giàu có
D. Quan lại, quý tộc thị tộc, quý tộc tăng lữ
Dựa vào đoạn dữ liệu sau và những hiểu biết của các bạn để trả lời các câu hỏi sau:
“Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chiếm đoạt xong. Những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất của riêng mình – gọi là Lãnh địa phong kiến. Đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.”
Đất đai mà các quý tộc và nhà thờ chiếm lấy thành của riêng đó trước đây là đất của ai?
A. Nông dân
B. Chủ nô Rô-ma cũ
C. Quý tộc người German
D. Ruộng đất bỏ hoang, không có chủ sở hữu.